Mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh là mối quan hệ hai chiều. Nó được xây dựng dựa trên sự chia sẻ, thấu hiểu, hỗ trợ và tôn trọng lẫn nhau. Vài năm gần đây, sau những sự cố đáng tiếc xảy ra, công chúng đôi khi có xu hướng tâm lý dè chừng, nghi ngờ đối với giáo viên mầm non; khiến các cô ngày càng có thêm nhiều áp lực. Điều mà chúng ta có thể thay đổi cái nhìn phiến diện, định kiến đó chính là củng cố một mối quan hệ tích cực, chân thành, cởi mở giữa giáo viên và phụ huynh.
Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giao tiếp, tương tác nhất quán giữa giáo viên và phụ huynh có ý nghĩa tích cực đối với quá trình nuôi dạy trẻ.
Nếu phụ huynh có mối quan hệ tốt với giáo viên, các bé sẽ có những biểu hiện rõ ràng trong việc:
Chia sẻ với phụ huynh về những lợi ích vô hình của việc duy trì mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh giúp phụ huynh chủ động và hợp tác hơn trong việc xây dựng mối quan hệ này. Điều này cũng giúp các bậc cha mẹ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ về con mình, giáo viên cũng sẽ hiểu hơn về tình hình và nhu cầu của trẻ. Đây là kết quả tốt nhất giúp hai bên cùng có lợi!
Nhìn chung, phần lớn các kênh giao tiếp của nhà trường hiện nay đang diễn ra trên nhiều nền tảng khác nhau: tin nhắn điện thoại, email, thông báo bản cứng và các trang mạng xã hội, v.v. Đã bao giờ bạn tổng hợp và thống kê để tìm ra kênh liên lạc hiệu quả nhất? Bạn có chắc chắn mọi giáo viên trong trường đều khéo léo trong việc giao tiếp, tương tác với phụ huynh? Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể tự trả lời các câu hỏi sau:
Áp dụng công nghệ vào trường học không chỉ giúp bạn dễ dàng vận hành hơn, mà còn giúp nhà trường tận dụng lợi thế trong việc tương tác với phụ huynh. Một số ứng dụng giao tiếp trong trường học, ví dụ như Phần mềm LittleLives cho phép nhà trường vừa tương tác với phụ huynh trên một nền tảng trực quan, bảo mật tuyệt đối; vừa giúp nhà trường thao tác các công việc vận hành, hành chính văn phòng. Các tính năng đa dạng như gửi tin nhắn riêng tư, gửi tin nhắn thông báo hàng loạt, tạo các loại khảo sát khác nhau sẽ trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ giáo viên. Hơn thế nữa, các cấp quản lý hoàn toàn có thể giám sát và theo dõi việc giao tiếp, tương tác của giáo viên.
Xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp, bền vững cần thời gian và sự thống nhất. Hai buổi họp phụ huynh một năm hay một vài câu trao đổi nhanh khi bố mẹ đón trẻ là không đủ. Các bậc cha mẹ sẽ đánh giá cao những nỗ lực, công sức của giáo viên khi họ hiểu rõ kết quả phát triển của trẻ, giúp phụ huynh và nhà trường cùng tìm ra những khả năng tiềm ẩn hoặc các vấn đề quan trọng của con. Sự nhất quán trong việc cập nhật các hoạt động, sự kiện tại trường; các điểm mạnh, điểm yếu cũng như nhưng dấu mốc học tập của trẻ cũng giúp nhà trường xây dựng lòng tin của phụ huynh với nhà trường và giáo viên của bạn.
Nhiệm vụ chính của giáo viên chính là dạy dỗ và chăm sóc trẻ. Chính vì thế, công việc tương tác với phụ huynh không thể chiếm quá nhiều thời gian của giáo viên, khiến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các cô. Nếu một giáo viên đang chăm sóc cho khoảng 20 trẻ, thì một ghi chú về tình hình học tập của trẻ, việc gửi các hình ảnh, video học tập cho trẻ sẽ trở thành những nhiệm vụ xếp chồng khiến các cô quá bận rộn và áp lực. Vì vậy, có lẽ là cần thiết để nhà trường tìm hiểu, đầu tư vào một hệ thống cho phép nhà trường vừa thực hiện các công việc vận hành, vừa cập nhật tự động các hoạt động học tập vui chơi của trẻ đến phụ huynh.
Giờ chính là lúc để bạn suy nghĩ lại phương pháp mà nhà trường tương tác với phụ huynh. Hãy kiểm tra phương pháp hiện tại của bạn, xác định các khía cạnh cần cải thiện và thay đổi những công cụ riêng giúp việc giao tiếp dễ dàng, hiệu quả hơn.
Thành công trong việc tương tác với phụ huynh không những giúp nhà trường nhận được sự đánh giá cao, tôn trọng từ phụ huynh mà còn giúp nhà trường nâng cao uy tín, chất lượng dịch vụ trường học.