LittleVoices

5 chiến lược nhằm nâng cao mức độ tương tác với phụ huynh

Written by Ngoc Pham | 07:17:45 21-06-2021

Trong quá trình học tập của trẻ tại trường, các vấn đề như năng lực chuyên môn của giáo viên, kết quả học tập hay khả năng phát triển của trẻ luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, chỉ số chính xác nhất để đo lường một quá trình học tập của trẻ chính là mức độ tham gia của gia đình và hợp tác với nhà trường để duy trì việc học tập ở nhà và tại trường của trẻ.

Trong bài viết này, hãy cùng Phần mềm LittleLives tìm hiểu về tầm quan trọng của việc xây dựng sự tham gia của phụ huynh trong quá trình nuôi dạy trẻ.

Sự khác biệt giữa sự tham gia của phụ huynh và sự tương tác tích cực của phụ huynh

Sự tham gia của phụ huynh là phụ huynh khi phụ huynh được mời đến tham dự các sự kiện của trường hay phụ huynh quan tâm đến các tài liệu học tập hay kết quả học tập của trẻ.

  • Nhà trường khuyến khích phụ huynh tham gia vào các hoạt động, sự kiện của nhà trường - lên kế hoạch các dự án, xác định mục tiêu, thông tin đến phụ huynh nhằm kêu gọi sự tham gia và nâng cao mối quan hệ giữa gia đình và phụ huynh.
  • Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh.

Sự tương tác tích cực của phụ huynh, nói cách khác là khi giáo viên có trách nhiệm trong việc thiết lập các mục tiêu giáo dục. Giáo viên đánh giá phụ huynh với vai trò như một đối tác, cố vấn để cùng nhau nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

  • Nhà trường khuyến khích sự tương tác chủ động tích cực của phụ huynh, hay nói cách khác, nhà trường cố gắng lắng nghe suy nghĩ, những băn khoăn hay thắc mắc nào cũng như hiểu được những kỳ vọng của phụ huynh.
  • Phụ huynh và gia đình đóng vai trò đối tác của nhà trường.
  • Phụ huynh sẵn sàng cùng nhà trường xây dựng và triển khai các kế hoạch học tập, lắng nghe ý kiến của nhà trường trong quá trình đưa ra quyết định.

Vai trò của gia đình đối với trẻ

Gia đình đóng vai trò nền tảng quan trọng nhất để xây dựng môi trường xung quanh trẻ. Ông bà cha mẹ là người chịu trách nhiệm lớn trong việc nuôi dạy trẻ và tạo nên tính nhất quán về quá trình phát triển của trẻ.

Xác định các rào cản trong việc xây dựng mối liên hệ tích cực chủ động trong gia đình

Tiếp theo, hãy bàn luận về những rào cản có thể ảnh hưởng đến sự tương tác giữa gia đình và nhà trường của bạn.

Có rất nhiều rào cản như - công việc bận rộn và thời gian eo hẹp của phụ huynh, nhà trường chưa cập nhật đầy đru và kịp thời thông tin đến phụ huynh,.. Những rào cản này có thể được giải quyết khi nhà trường dự đoán được những rào cản, thách thức tiềm ẩn để đưa ra những biện pháp hợp lý.

Một trong những các tốt nhất để tìm ra những rào cản này là nhà trường có thể thực hiện các khảo sát ý kiến của gia đình phụ huynh hai năm một lần.



Khảo sát được tạo trên hệ thống phần mềm
LittleLives

Khảo sát nhằm xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường được thiết kế bởi Tiến sĩ Karen Mapp và các Nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard.

Khảo sát cung cấp cho nhà trường một bức tranh toàn cảnh về thái độ và mức độ tương tác của phụ huynh, bao gồm:

  • Trường học phù hợp: Liệu nhà trường có phù hợp với nhu cầu phát triển và giáo dục của trẻ không.
  • Vai trò của gia đình: Liệu gia đình đã trang bị những kỹ năng phù hợp để nuôi dạy con cái chưa.
  • Môi trường trường học: Liệu môi trường xã hội và môi trường học tập đã lý tưởng chưa.
  • Những rào cản trong mối quan hệ giữa gia đình và trường học: Đâu là những rào cản khiến phụ huynh chưa tích cực và dễ dàng tương tác với nhà trường.

Với kinh nghiệm hỗ trợ hơn 1500 trường học và hơn 180.000 phụ huynh, LittleLives hiểu được những rào cản lớn nhất trong mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh chính là phụ huynh có quá ít thời gian để cập nhật những thông tin từ nhà trường để có cơ hội tham gia vào các hoạt động của trẻ tại trường.

Một số rào cản khác bao gồm:

  • Nhu cầu chăm sóc trẻ
  • Thiếu thông tin và cơ hội tham gia các hoạt động của trường
  • Chưa có đủ niềm tin về việc nhà trường và giáo viên có thể giải quyết mọi băn khoăn của gia đình và phụ huynh
  • Cảm thấy nhà trường chưa có các dự án gây dựng mối quan hệ tích cực với phụ huynhs

5 chiến lược cho trường học để nhà trường nâng cao mức độ tương tác với phụ huynh

1. Khuyến khích phụ huynh chia sẻ những ưu tiên, mối quan tâm, băn khoăn và phản hồi của mình

Thông qua việc sử dụng Khảo sát phụ huynh, nhà trường có thể khuyến khích phụ huynh chia sẻ các ý kiến của họ trong việc chăm sóc trẻ tại trường. Dữ liệu này giúp nhà trường hiểu rõ hơn về trải nghiệm của phụ huynh đối với dịch vụ của nhà trường và giúp nhà trường đưa ra những chính sách thay đổi hay chương trình phù hợp hơn.

Phụ huynh có thể chia sẻ bất kỳ kinh nghiệm hoặc đóng góp nào mà họ cảm thấy cần thiết cho sự chăm sóc và dạy dỗ trẻ tại trường. Đây là cơ sở để nhà trường xây dựng các hoạt động, dự án kêu gọi sự giúp đỡ, tham gia của phụ huynh hiệu quả hơn.

2. Để gia đình trở thành một phần của quá trình đưa ra quyết định

Cùng nhau đưa ra quyết định và thiết lập mối quan hệ chủ động tích cực là nền tảng của việc gắn kết gia đình và nhà trường. Việc đề nghị phụ huynh tham gia vào quá trình đưa ra quyết định giúp thúc đẩy sự tham gia và ủng hộ của phụ huynh cũng như những tác động tích cực đến phương pháp giáo dục và quá trình giáo dục trẻ.

Rất nhiều trường học xây dựng các hội đồng phụ huynh nhằm hỗ trợ kết nối nhà trường với toàn thế phụ huynh.

3. Đảm bảo việc xây dựng mối quan hệ với các phụ huynh một cách bình đẳng

Thái độ của toàn thể giáo viên và nhân viên trong trường với phụ huynh đòi hỏi sự bình đẳng không phân biệt tuổi tác, chức vụ, vùng miền, ngôn ngữ, tôn giáo,…

Việc tôn trọng văn hóa, quan điểm của mỗi gia đình giúp nhà trường xây dựng một môi trường học tập đa dạng về văn hóa. Đây là một gợi ý để nhà trường có thể tổ chức các lễ hội văn hóa, sự kiện khác nhau để mọi phụ huynh có thể tham gia.

4. Linh hoạt và đưa ra nhiều sự lựa chọn, sáng kiến

Linh hoạt chính là chìa khóa trong việc gắn kết gia đình và phụ huynh. Mỗi phụ huynh đều có lịch trình làm việc riêng của họ nhưng điều này không có nghĩa là họ không muốn tham gia các hoạt động của nhà trường.

Không phải tất cả phụ huynh đều có thời gian đưa đón con đến trường hay có thời gian giữa ngày hoặc cuối ngày để tham gia các hoạt động tại trường. Một số phụ huynh không thể tham gia các sự kiện tại trường những rất sẵn lòng hỗ trợ nhà trường khâu chuẩn bị vào cuối tuần hoặc cuối buổi.

Ví dụ: Nhà trường có thể tổ chức các buổi họp phụ huynh với nhiều thời gian khác nhau để phụ huynh có thêm sự lựa chọn thay vì cố định một thời gian duy nhất.

5. Sử dụng những công cụ khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh giao tiếp, tương tác hai chiều hiệu quả

Việc tương tác hai chiều giữa gia đình và phụ huynh là vô cùng quan trọng. Giao tiếp nhất quán, dễ dàng và thuận tiện giúp phụ huynh tích cực hơn trong việc xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhà trường.