LittleVoices

Nguyên tắc trong quản lý giáo dục mầm non

Written by LittleLives | 02:30:57 20-08-2021
 

Quản lý giáo dục mầm non đòi hỏi cán bộ cần có chuyên môn về quản lý, hiểu biết về hoạt động vận hành của trường mầm non và những yếu tố quan trọng trong việc duy trì trường học tối ưu, bền vững. 

 

1. QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON LÀ GÌ ?

Quản lý giáo dục mầm non đòi hỏi người quản lý phải trang bị cho mình nhiều kỹ năng cần thiết. Không chỉ riêng việc phải luôn sẵn sàng xử lý các tình huống rắc rối trong mọi sinh hoạt của trẻ nhỏ mà còn đem đến không ít những niềm vui ý nghĩa.

Người quản lý có thể trở thành người tạo nên các dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời của trẻ nhỏ thông qua các hoạt động dạy dỗ và chăm sóc của mình. Quản lý giáo dục mầm non là sự điều hành, điều chỉnh cũng như phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ để phát triển thể chất cũng như tinh thần. 

Đọc thêm bài viết "Quản lý giáo dục mầm non trong năm học mới" tại đây:

 

2. CÔNG VIỆC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON LÀ GÌ ?

Với vai trò quản lý, hiệu trưởng trường mầm non có những công việc chính sau:  

  • Quản lý các hoạt động chung tại trường.
  • Quản lý điều phối chuyên môn, giám sát việc thực hiện công việc hàng ngày của giáo viên.
  • Trao đổi với phụ huynh về việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
  • Báo cáo tình hình hoạt động của trường cho Ban Lãnh Đạo
  • Nghiên cứu triển khai giáo án cùng giáo viên để việc giảng dạy đạt hiệu quả cao.
  • Tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại cho học sinh.
  • Xây dựng kế hoạch phát triển và quảng bá trường
  • Các công việc khác theo sự phân công của Ban Lãnh Đạo.
  • Quản lý về mục tiêu giáo dục, chăm sóc.
  • Quản lý về phương pháp giáo dục.
  • Quản lý nội dung giáo dục, chăm sóc.
  • Quản lý học sinh về các nhận thức, kiến thức, kỹ năng.
  • Quản lý giáo viên, nhân viên xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
  • Quản lý về cơ sở vật chất.
  • Quản lý về tài chính
  • Quản lý về chương trình ngày hội, ngày lễ.
  • Quản lý về quy chế hoạt động nội bộ.
  • Quản lý về phát triển số lượng học sinh.
  • Quản lý về kiểm định chất lượng học sinh.
  • Quản lý về thi đua khen thưởng.
 

3. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON

Nguyên tắc giáo dục mầm non là rất quan trọng trong quá trình giảng dạy của các cô giáo mầm non đặc biệt là những cô giáo trẻ. Trong giáo dục mầm non có rất nhiều các nguyên tắc giáo dục mà bạn cần phải nhớ để có một phương pháp giáo dục trẻ toàn diện.

3.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích | công việc hiệu trưởng mầm non

Dù cho bạn dạy dỗ theo phương pháp nào thì việc chăm sóc trẻ, các chương trình giáo dục bạn đưa ra cũng phải thiết thực và hiệu quả. Để có thể đạt được mục tiêu do Bộ GD&ĐT ban hành về chăm sóc cũng như giáo dục trẻ mầm non.

3.2 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện

Nguyên tắc này sẽ đòi hỏi bạn phải có một kỹ năng quan sát tốt. Chú ý đến trẻ nhiều nhất vì như thế mới có thể chăm sóc, giáo dục và hướng dẫn cho trẻ phát triển một cách toàn diện, hài hòa về cả thần lẫn tinh thần. Đồng thời giúp cho trẻ phát triển, rèn luyện cả về mặt tư duy và đạo đức.

3.3 Nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa chăm sóc và giáo dục

Phương pháp giáo dục mầm non chính là phương pháp theo hình thức mẹ và con. Ngoài việc chăm sóc, trông nom bảo vệ trẻ như một người mẹ thì bạn cũng phải giáo dục trẻ và dậy cho trẻ những kỹ năng cơ bản của một con người như: Bé tự ăn, tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo …

3.4 Nguyên tắc giáo dục trẻ làm việc theo nhóm

Tạo điều kiện để trẻ có cơ hội làm việc nhóm, tham gia các hoạt động tập thể không chỉ giúp trẻ tự tin, hòa đồng hơn mà còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng mềm, giao tiếp và kỹ năng lãnh đạo.

3.5 Nguyên tắc nhà trường và gia đình cùng giáo dục

Phối hợp chặt chẽ với bố mẹ, gia đình của trẻ để trao đổi về phương pháp cũng như tính cách, những mặt chưa tốt của trẻ để cùng nhau đưa ra cách tốt nhất giúp trẻ là điều vô cùng cần thiết. Lúc này trách nhiệm của cô giáo mầm non cũng như phụ huynh của trẻ là như nhau không có sự khác biệt nhiều.

3.6 Nguyên tắc linh hoạt trong giảng dạy và giáo dục mầm non

  • Giáo dục mầm non không lấy việc truyền đạt tri thức hoặc thành tích làm trọng tâm.
  • Lấy việc chăm sóc, giáo dục mềm mỏng làm chính thông qua các hoạt động như: vui chơi, múa hát …

Giáo dục mầm non hiện đại lấy trẻ làm trung tâm, học mà chơi, chơi mà học. Từ đó hình thành nên một môi trường ấm áp, vui vẻ tạo sự tin tưởng thoải mái cho trẻ nhỏ nhất. Do vậy, trong quá trình giảng dạy bạn có thể thêm bớt những hình thức giáo dục tùy vào tình huống cụ thể mà vẫn có hiệu quả, nhằm đảm bảo được mục tiêu giáo dục ban đầu đề ra.

3.7 Nguyên tắc cô giáo chủ đạo – trẻ hoạt động tích cực | công việc hiệu trưởng mầm non

  • Đây là một trong những nguyên tắc giúp cô trò gần gũi nhau hơn đồng thời giúp bạn nhận ra khả năng của từng trẻ nhỏ một.
  • Cô giáo chỉ đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn còn trẻ sẽ tự tìm hiểu về các môi trường cùng hiện tượng xung quanh mình theo lời cô dạy.
  • Bạn càng để trẻ chủ động bao nhiêu thì sự hiểu biết của trẻ càng vững vàng bấy nhiêu đây chính là một nguyên tắc vững vàng và tích cực nhất trong giáo dục mầm non.

3.8 Nguyên tắc khơi dậy niềm đam mê của trẻ

  • Từng trẻ một sẽ có niềm đam mê riêng và nếu như bạn biết khơi dậy niềm đam mê đó của trẻ thì trẻ sẽ vô cùng tích cực và vui vẻ phát triển.
  • Cả thể chất và tinh thần bé sẽ luôn luôn chủ động cũng như sáng tạo trong quá trình học tập. Đây là một nguyên tắc giúp hình thành và phát triển tâm lý của trẻ nhiều nhất trong giáo dục mầm non.
  • Nếu như bạn nắm bắt được tâm lý trẻ và vững vàng với những nguyên tắc giáo dục mầm non chính là điểm mấu chốt và khơi dậy niềm đam mê của trẻ.

Hệ thống quản lý giáo dục mầm non LittleLives hỗ trợ các cấp quản lý, hiệu trưởng quản lý trường học tối ưu và hiệu quả:

Nếu trường học của bạn đang tìm kiếm một hệ thống phần mềm phù hợp với nhà trường, bạn có thể liên hệ đến Đội ngũ LittleLives để nhận được tư vấn cụ thể.

Hotline: 0904712496

Hoặc đăng ký trực tiếp tại đây.