Tiếng Việt

Sử dụng kỹ thuật của phương pháp Montessori trong việc xây dựng lớp học bình an

Buổi hội thảo "Lớp học bình an theo phương pháp Montessori" do Phần mềm quản lý trường học và Tương tác với phụ huynh LittleLives Singapore và Tổ chức Seroto phối hợp tổ chức. Trong buổi hội thảo, thầy cô tham dự đã có cơ hội tham gia một lớp học bình an và các phần thực hành thú vị.

Dưới đây là những kiến thức được tóm tắt trong buổi hội thảo. 

Group of kids friends arm around sitting together

Một số ưu điểm của phương pháp Montessori trong việc xây dựng lớp học bình an

Chương trình giảng dạy theo phương pháp Montessori chủ yếu tập trung vào độ tuổi 3-5, một trong những giai đoạn giúp trẻ dễ tiếp thu và học tập nhất. Ở từng độ tuổi, trẻ được chú trọng phát triển các lĩnh vực khác nhau (3 tuổi: phát triển ngôn ngữ và nhận thức; 4 tuổi: Kỹ năng vận động và các hoạt động hàng ngày,  tuổi: Trải nghiệm).

Để giúp giáo viên có thể ứng dụng các kỹ thuật của phương pháp Montessori trong việc xây dựng lớp học áp dụng các phương pháp Giáo dục khác nhau, giáo viên cần nắm được những nguyên tắc chính trong phương pháp này:

1. Lấy trẻ làm trung tâm

Chương trình giảng dạy của phương pháp Montessori được xây dựng dựa trên khả năng của từng trẻ và quá trình phát triển của mỗi trẻ, giúp trẻ có điều kiện để phát triển toàn diện. Yếu tố này đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao của giáo viên trong việc quan tâm, thay đổi, điều chỉnh chương trình giúp trẻ được phát triển tối đa. 

2. Khuyến khích các hoạt động hợp tác

Theo phương pháp Montessori, các hoạt động của trẻ không bị phụ thuộc vào giáo viên. Giáo viên đóng vai trò quan sát, đồng hành, hướng dẫn và hỗ trợ trẻ khi cần thiết. 

3. Rèn luyện cho trẻ những thói quen, tính cách tốt

Cũng giống như các phương pháp giáo dục khác, phương pháp Montessori hướng tới việc rèn luyện cho trẻ tính kỷ luật, tự giác và những thói quen tốt như ngăn nắp, gọn gàng. Thông qua các hoạt động trong lớp học dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ học cách chủ động, kỷ luật, tự giáo trong mọi hoạt động của mình.

4. Cơ hội trải nghiệm với môi trường xung quanh

Học cụ là một trong những yếu tố quan trọng của phương pháp Montessori, tuy nhiên, phương pháp luôn coi trọng yếu tố trải nghiệm của trẻ. Điều cần lưu ý là trong lớp học Montessori, giáo viên sẽ không can thiệp vào hành động của trẻ.

5. Khơi gợi cảm hứng sáng tạo cho trẻ: Phát triển trong bình an, hạnh phúc

Giáo viên mang lại nhiều trải nghiệm cho trẻ, giúp trẻ tiếp xúc với nhiều môi trường, nền văn hóa khác nhau sẽ giúp trẻ mở rộng tự duy và xây dựng nhiều suy nghĩ khác nhau trong cùng một vấn đề.

Full shot smiley teacher playing with kid

ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỚP HỌC BÌNH AN 

Đầu tiên, một trong những nguyên tắc giáo viên cần tuân thủ trong phương pháp Montessori là việc phạt lỗi bằng những lời la mắng hay đòn roi là không được phép xảy ra. Khi trẻ mắc lỗi, hãy dành thời gian để phân tích lỗi sai và hướng dẫn cách làm đúng cho trẻ, luôn ghi nhận, động viên những tiến bộ, nỗ lực của trẻ.  

Để xây dựng một lớp học bình an, giáo viên có thể thường xuyên tổ chức các hoạt động như: thiền tĩnh tâm, yoga, tiếng chuông tỉnh thức, vòng tròn kết nối,.. giúp giáo viên và trẻ an định thân tâm, nuôi dưỡng sự kiên nhẫn và tình cảm, kết nối với mọi người xung quanh. Trong lớp học, giáo viên lồng ghép một cách gần gũi các giá trị tỉnh thức vào các hoạt động giúp trẻ nhận diện và gọi tên cảm xúc, từng bước xây dựng cảm nhận và tình cảm cho trẻ. Tại một lớp học bình an, trẻ cảm nhận được sự kết nối, sự quan tâm, lắng nghe, chia sẻ từ thầy cô và bạn bè. Đây là tiền đề giúp trẻ trở thành một em bé hạnh phúc, dễ dàng đón nhận các kiến thức, kỹ năng từ giáo viên.

Little baby laying on the floor

Mỗi chúng ta đều hưởng lợi từ sự tỉnh thức, dù chúng ta mới chỉ bắt đầu. Học sinh cũng vậy. Việc kết hợp thiền định giúp học sinh giảm áp lực, kể từ đó cải thiện việc học. Mặc dù ý tưởng về yoga hay thiền định còn khó mới trong giáo dục mầm non, tuy nhiên, giáo viên có thế hướng dẫn trẻ thực hiện ở một số cấp độ dễ dàng, gần gũi hơn. Việc xây dựng sự kết nối trong lớp học bằng những hoạt động nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại giúp trẻ tập trung hơn vào tiết học và cảm nhận được sự kết nối giữa mình và thầy cô, giữa mình và bạn bè xung quanh.

Những câu hỏi đơn giản giúp trẻ tập trung

Giáo viên có thể đưa ra một số trò chơi giúp trẻ tập trung như các trò chơi hỏi đáp:

  • Con đang ăn gì?
  • Con đang nghe gì đó?

Trong hoạt động rửa tay, giáo viên dẫn dắt sự tập trung bằng việc đưa ra các câu hỏi: con đang rửa ngón nào? Ngón nào là ngón dài nhất? Con cảm nhận tay con khi có xà phòng và không có xà phòng như thế nào? 

Giúp trẻ tập trung không khó, điều quan trọng mà người giáo viên cần làm là hiểu trẻ và dẫn dắt trẻ đúng cách.

1. Thể hiện tình yêu, lan toả tình yêu đến trẻ

Để trẻ tập trung và tuân thủ và quy tắc lớp học, giáo viên cần nhẹ nhàng và kiên nhẫn với trẻ. Việc la mắng sẽ khiến trẻ trở nên nhút nhát, rụt rè, gây ra các cảm giác sợ hãi và không hưởng ứng các hoạt động trong lớp học.

Học liệu được sử dụng có thể là các học liệu có sẵn, cũng có thể là các học liệu xung quanh trẻ, giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo, tình yêu với thiên nhiên, con người.

 

2. Chơi cùng trẻ, tạo sự kết nối trong lớp học

Trẻ có thể chơi, học cùng các giáo cụ hay các vật liệu học tập xung quanh mình. Tuy nhiên, việc rèn cho trẻ sự tập trung không hề dễ dàng. Để tránh việc trẻ nhanh chán, nhanh bỏ cuộc với hoạt động trong lớp học, giáo viên là người quan sát, đặt câu hỏi và hướng dẫn trẻ thực hiện trong một thời gian nhất định.

Một lớp học từ 15 đến 30 trẻ, việc quan sát từng trẻ cũng không hề dễ dàng với giáo viên. Chính vì vậy, giáo viên có thể xây dựng đan xen các hoạt động cá nhân, các hoạt động nhóm với nhau, giúp giáo viên có thể quan sát trẻ dễ dàng hơn.

Trong quá trình xây dựng, thiết kế bài giảng, giáo viên cần lên thời gian học và chơi hợp lý. Hãy để trẻ lựa chọn trò chơi ưa ích của mình vì sao khoảng thời gian vui vẻ, thoải mái, trẻ sẽ tập trung hiệu quả hơn.

Minsk belarus january 2020 pupils in class of children's development

3. Làm thế nào khi trẻ không tập trung?

Giáo viên cần trở thành một “thanh nam châm” để trẻ tập trung vào mình. Nhưng đôi khi trẻ lại lơ đãng và thiếu tập trung. Bên cạnh các yếu tố như môi trường xung quanh, giáo viên cần điều chỉnh lớp học khi các con mất tập trung. 

Nền tảng của việc xây dựng một lớp học bình an với sự tập trung của trẻ đó là sự hứng thú và niềm yêu thích. Người giáo viên “truyền lửa” cho học sinh, truyền sự bình an, sự vui vẻ đến trẻ, giúp trẻ cảm thấy hứng thú trở lại bài học.

Những câu hỏi, hoạt động lôi kéo sự chú ý của trẻ là điều vô cùng quan trọng, giúp tái tạo năng lượng cho trẻ.

4. Trao quyền cho trẻ

“Cứ để cho con tự làm thì con sẽ làm được.” Vậy giáo viên có cách nào để trẻ làm đúng? Trẻ được quyền chọn cách mà trẻ muốn làm. Công việc của giáo viên là khi trẻ làm sai, giáo viên sẽ hướng dẫn trẻ cách chỉnh sửa, cách làm khi cần thiết. 

Home based learning, happy smiling excited asian school kid having fun making edible dinosaur eggs, hard boiled eggs turned dinosaur eggs with food coloring, kid-friendly easy science experiments

Giáo viên muốn giữ được tâm bình an, hãy trở thành người quan sát thay vì ép buộc trẻ làm theo ý của mình. Hãy chơi với trẻ một lần và trao quyền để trẻ tự chơi. Việc đặt ra mệnh đề “con phải làm điều mà bạn hướng dẫn” sẽ khiến chính bản thân giáo viên cảm thấy không thoải mái tại chính lớp học của mình.

Thêm vào đó, giáo viên cần quan sát cách trẻ ăn, sinh hoạt, học tập. Một cách đơn giản để trẻ cảm nhận được tình cảm của người giáo viên là hiểu trẻ, ví dụ như trong việc ăn uống, giáo viên hiểu cách trẻ ăn, khích lệ trẻ và hiểu về khẩu vị của trẻ, nhu cầu của trẻ.

Trẻ con đôi khi chưa phân biệt được đúng sai. Nhiệm vụ của giáo viên là chỉ ra cho trẻ những tác hại cụ thể, dễ hình dung của các hành động sai, để trẻ dễ dàng nhận ra những tác hại đó. Nếu chỉ nói rằng việc này không nên làm, trẻ sẽ không hình dung ra hành động đó thực sự sai. 

Một lớp học bình an, tràn đầy hơi ấm, kết nối, giúp các con tập trung và đạt hiệu quả học tập cao. Nhưng cũng có nhiều giáo viên không tập trung vào chính mình, không tập trung vào sự kết nối của giáo viên và học sinh. Đôi khi, giáo viên tập trung quá nhiều vào học cụ, cố gắng nhớ cách sử dụng của học cụ và hướng dẫn trẻ sử dụng học cụ đó, lớp học lúc này trở thành một lớp học thiếu hơi ấm. 

Nhiều giáo viên chuyên nghiệp có thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân, hoặc có những giáo viên không thể kiểm soát được cảm xúc mà gây ảnh hưởng đến trẻ. Cả hai trường hợp này đều không tốt. Giáo viên nên sống đúng, sống thật với cảm xúc của mình, biết cách chuyển hóa cảm xúc và dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc. Chính vì vậy, việc kết nối trong lớp học là vô cùng quan trọng, đó là sự kết nối giữa giáo viên và học sinh, giúp trẻ cảm nhận được tình cảm, sự hạnh phúc, bình an chứ không phải phụ thuộc vào học cụ.

Cute little baby boy playing with colorful educational toys on the play mat in the home interior

Trong một lớp học bình an, các hoạt động được lặp lại giúp trẻ tiếp thu kiến thức tốt hơn, thay vì một lớp học “nhồi nhét” và “lãng phí” kiến thức. Lặp lại - Tốt - Lặp lại - Chưa tốt - Điều chỉnh - Lặp lại giúp các bạn nhỏ cảm nhận được sự bình an, dễ dàng đón nhận kiến thức và tạo nên một lớp học vô cùng dễ thương. 

Như vậy, việc triển khai một lớp học bình an theo phương pháp Montessori không hề khó. Và việc chọn lựa học cụ để giảng dạy các kiến thức cũng rất đơn giản. Ngoài các giáo cụ trong lớp, chúng ta có thể tận dụng ngay những vật dụng thiên nhiên quanh ta rất sinh động và trực quan, cũng như đầy sáng tạo để các con hào hứng hơn mỗi ngày.

Chúc cho các thầy cô sẽ tìm được sự bình an, tươi mới trong mỗi giờ học, tìm được sự kết nối yêu thương với các con trong các hoạt động, để lớp học bình an sẽ không còn là khái niệm để chúng ta tìm hiểu, học hỏi nữa. Mà nó chính là tinh thần lớp học mà các thầy cô mang tới cho các con mỗi ngày!

Thân mến,

Đội ngũ LittleLives