LittleVoices

Tầm quan trọng của việc giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn

Written by Ngoc Pham | 09:49:45 22-04-2021

Trong những năm gần đây, gia đình và phụ huynh bắt đầu nhận thấy rằng giáo dục mầm non đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ, là nền tảng vững chắc để bắt đầu hành trình học tập trọn đời. Do đó, chúng ra cũng nhận thức rằng việc nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên môn của giáo viên là điều cần thiết.

Nguồn ảnh bởi Ravi Roshan / Unsplash

Những yêu cầu từ phía phụ huynh đối với đội ngũ giáo viên:

  • cung cấp các kiến thức phong phú và đa dạng cho học sinh,
  • khám phá và phát triển những khả năng tiềm ẩn của trẻ,
  • kết nối gia đình và nhà trường để xây dựng môi trường học tập thú vị cho trẻ

Tất nhiên, việc phát triển năng lực chuyên môn cần có sự đầu tư về thời gian và nhân lực. Phát triển năng lực chuyên môn là chìa khóa để đảm bảo rằng giáo viên thường xuyên cập nhật những thay đổi mới trong lĩnh vực mầm non.

Mặc dù rất nhiều giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực chuyên môn nhưng thầy cô giáo lại chưa có đủ thời gian để học tập hiệu quả nhất. Trung bình, ngoài thời gian dạy học và chăm sóc trẻ, giáo viên mất khoảng 60 đến 90 phút cho các công việc hành chính, chưa bao gồm thời gian chuẩn bị bài giảng, tổng hợp kết quả học tập của học sinh.

Nhận thấy những khó khăn của giáo viên, có rất nhiều sáng kiến được đưa ra nhằm hỗ trợ và khuyến khích giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn. Tại Hội nghị thường niên về Mầm non Singapore 2020, Bộ trưởng Bộ Phát triển Gia đình và Xã hội (Minister for Social and Family Development) Masagos Zulkifli đã chia sẻ rằng: "Chúng ta cần ưu tiên, tạo điều kiện để giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng giảng dạy và phát triển sự nghiệp học thuật của mình."

Tại sao phát triển chuyên môn của giáo viên lại quan trọng?

1. Đảm bảo sự phù hợp trong quá trình giảng dạy

Việc phát triển chuyên môn đối với giáo viên nói chung là giáo viên mầm non nói riêng là vô cùng quan trọng, cho phép giáo viên kết nối với cộng đồng học thuật, cập nhật các phương pháp dạy học mới, các kiến thức mới, xu hướng mới trong giáo dục phù hợp với từng giai đoạn.

Nguồn ảnh bởi CX Insight / Unsplash

2. Tham gia cộng đồng giáo dục để cùng phát triển

Một trong những lợi ích lớn nhất của việc nâng cao năng lực chuyên môn là giáo viên có cơ hội tiếp xúc và tham gia một cộng đồng các giáo viên và chuyên gia trong lĩnh vực này, được truyền cảm hứng lẫn nhau với những câu chuyện tích cực và được chia sẻ với nhau những khó khăn,... Những buổi gặp gỡ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cũng rất có ích đối với giáo viên.

Cộng đồng giáo viên mầm non cùng nhau phát triển.
Nguồn ảnh bởi Ian Schneider / Unsplash

3. Liên tục cập nhật

Việc học tập để nâng cao năng lực giúp giáo viên giảm bớt căng thẳng đối với môi trường lớp học. Giáo viên sẽ tiếp thu được nhiều kinh nghiệm thực tiễn giúp tránh khỏi các trường hợp, sự cố không đáng có trong quá trình giảng dạy.

Nâng cao năng lực chuyên môn một cách nghiêm túc giúp giáo viên có khả năng áp dụng thêm nhiều kiến thức vào bài giảng hay thiết kế lớp học cho trẻ. Thực hành áp dụng các kiến thức từ sách vở đến thực tiễn giúp giáo viên nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân.

Nguồn ảnh bởi Amy Hirschi / Unsplash

4. Phát triển sự nghiệp

Giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non thường không được trả lương cao. Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực chuyên môn sẽ giúp giáo viên phát triển sự nghiệp, được coi trọng công sức và chất lượng giảng dạy của mình hơn.

Không chỉ vậy, giáo viên sẽ tự tin và cảm thấy thoải mái hơn ngay tại lớp học và nhà trường.

Nguồn ảnh bởi Hunters Race / Unsplash

Với tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ giáo viên, nhà trường cần tạo điều kiện để giáo viên có thêm cơ hội học tập và phát triển bản thân.

Phần mềm quản lý trường học LittleLives, phần mềm hỗ trợ giáo viên giảm bớt thời gian thực hiện các công việc hành chính, giúp giáo viên có thêm thời gian để học tập, phát triển chuyên môn cá nhân và sáng tạo các bài giảng phù hợp với trẻ.