15 phép lịch sự cha mẹ nên dạy con trước khi lên 10
Giáo dục trẻ nhỏ vô cùng quan trọng và ở mỗi giai đoạn khác nhau, chúng ta cần có những lưu ý riêng. Ngoài vai trò của trường học trong giáo dục trẻ thì vai trò của gia đình và phụ huynh là yếu tố quyết định sự phát triển tích cực của trẻ.
Hãy cùng hệ thống quản lý trường học LittleLives tìm hiểu về 15 phép lịch sự mà cha mẹ nên dạy con trước khi lên 10.
1. Biết cảm ơn và tôn trọng mọi người xung quanh
Đây là hành động cơ bản đầu tiên để con lịch sự và dễ dàng hòa nhập với mọi người. Bạn có thể dạy con bằng cách nói "cảm ơn" khi nhờ, yêu cầu con làm một điều gì đó. Điều này sẽ giúp con nhớ nhanh hơn hành động cảm ơn.
2. Hỏi trước khi sử dụng bất cứ thứ gì
Xin phép trước khi lấy, sử dụng bất cứ thứ gì không phải của mình giúp con hiểu và tôn trọng quyền riêng tư, sở hữu. Con cũng nên được dạy là trả lại khi đã mượn đúng hạn và nói lời cảm ơn phù hợp.
3. Nhận lợi và nói lời xin lỗi
Nói lời xin lỗi khi làm sai điều gì đó cũng là một thói quen cần thiết. Không phải một lời xin lỗi, mà con cần học thói quen mỗi khi mắc lỗi, con cần xem lại bản thân, tìm ra nguyên nhân và rút kinh nghiệm. Lời xin lỗi là điều đầu tiên để con chịu trách nhiệm về hành động của mình.
4. Gõ cửa trước khi nào
Cha mẹ cần dạy trẻ sự riêng tư là vô cùng quan trọng, kể cả khi ở nhà. Cha mẹ hãy cùng con rèn luyện thói quen tôn trọng quyền riêng tư của mỗi trường bằng cách gõ cửa trước khi vào phòng của con và yêu cầu con làm như vậy với mọi người khác.
5. Che miệng khi hắt hơi hoặc ho
Không chỉ với mục đích giữ gìn vệ sinh mà việc che miệng khi ho, hắt hơi giúp trẻ học cách lịch sự. Thêm vào đó, việc ngoáy mũi, khạc nhổ ở nơi công cộng cũng khiến trẻ mất vệ sinh và thô lỗ.
6. Không bao giờ bình luận về vẻ người ngoài của người khác, trừ khi đó là lời khen
Việc bình luận về vẻ bề ngoài của khiến khác tạo cho trẻ một thói quen phán xét xấu, dễ khiến người khác bị tổn thương và chính trẻ cũng dễ bị ám ảnh về vẻ bề ngoài hay ngoại hình của mình. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ, cha mẹ không nên đánh giá về ngoại hình của trẻ cũng như dạy trẻ không bao giờ bình luận về ngoại hình của người khác.
7. Không trêu chọc người khác
Điều này nên được dạy trẻ từ sớm vì nếu không, trẻ sẽ nghĩ việc trêu chọc người khác là điều chấp nhận được. Cha mẹ cũng không nên trêu chọc trẻ khi còn bé, tránh khiến trẻ học theo và trở nên ngỗ ngược.
8. Không được cắt ngang lời người khác đang nói
Học cách lắng nghe và tôn trọng mọi người kể cả người ít tuổi hơn mình. Nếu trong trường hợp cấp bách, hãy dạy trẻ cách ngắt lời một cách lịch sự và xin lỗi khi đã ngắn lời, thay vì la hét hay dùng hành động để lôi kéo sự chú ý của người khác.
9. Giao tiếp qua điện thoại
Trẻ cũng cần học cách lắng nghe khi nói chuyện điện thoại và cách để bắt đầu một cuộc nói chuyện sao cho lịch sự và gây ấn tượng tốt với mọi người.
10. Thể hiện sự tôn trọng với người lớn tuổi
Việc thể hiện tình cảm, sự tôn trọng cần được cha mẹ dạy con từ khi còn nhỏ. Con cần học cách biết ơn khi nhận được sự chăm sóc, yêu thương từ ông bà, cha mẹ và gia đình. Hơn thế nữa, con cần học cách thể hiện tôn trọng với người lớn tuổi như chào hỏi lễ phép, nhường ghế trên xe công cộng cho người lớn tuổi.
11. Không dùng tay chỉ trỏ hoặc nhìn người khác chằm chằm
Các hành động này đều khiến con trở nên thô lỗ. Chính vì thế, bạn cần nhắc nhở con khi con có những hành động như vậy
12. Kiềm chế cảm xúc của mình
Các cảm xúc như cáu giận, không hài lòng, la hét, khóc lóc thường thấy ở trẻ sẽ dần nhiều lên nếu không có sự nhắc nhở của người lớn. Bạn hãy dạy con cách bình tĩnh trước những vấn đề không như ý muốn, nhẹ nhàng nói ra quan điểm của mình. Cách tốt nhất đề cha mẹ dạy con chính là làm gương cho con noi theo.
13. Trung thực
Hãy dạy trẻ không nói dối và trung thực. Hãy để trẻ hiểu hành động nói dối, gian dối là xấu và để lịa những hậu quả khôn lương
14. Biết chia sẻ và khoan dung
Cha mẹ nên truyền cho con một tâm hồn thiện lương, biết chia sẻ khó khăn với mọi người, đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn và biết động lắm trắc ẩn, khoan dung hơn. Con có thể học từ những điều nhỏ nhặt nhất như chia sẻ đồ chơi, đồ ăn của mình.
15. Ngăn nắp, gọn gàng
Trẻ thường bừa bộn và không muốn dep dẹp đồ chơi, sách vở của mình. Thay vì việc cha mẹ thường xuyên dọn dẹp cho con hoặc quát mắng con, hãy thống nhất với trẻ ngay từ đầu là sau khi chơi con cần dọn dep và giữ gìn đồ dùng của mình.
Sự phát triển tích cực của trẻ có một phần công sức lớn của cha mẹ và gia đình. Sống trong một môi trường lành mạnh, giàu tính giáo dục giúp trẻ thông minh, trưởng thành là dễ dàng hòa nhập hơn với xã hội sau này.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết và nhận tư vấn về hệ thống quả lý nhà trường LittleLives tại đây:
Liên hệ trực tiếp công ty LittleLives tại Việt Nam:
- Địa chỉ: 71 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 0904.712.496
- Email: sales@littlelives.com