Cách giúp trẻ em an toàn trong môi trường học tập trực tuyến
Chắc hẳn rất nhiều gia đình đang gặp phải tình trạng con bạn đang dành nhiều thời gian hơn trên mạng do dịch bệnh và giãn cách xã hội. Rất nhiều hoạt động học tập, nói chuyện với gia đình, người thân đều được chuyển sang hình thức trực tuyến.
Điều này đặt ra một thử thách lớn cho phụ huynh khi cần đảm bảo sự an toàn của trẻ trong quá trình sử dụng internet, cần bằng sức khỏe thể chất cho trẻ cũng như giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn.
Hãy cùng LittleLives tìm hiểu một số cách thức mà bạn có thể bảo vệ trẻ em trên môi trường trực tuyến nhé!
1. Trở thành người bạn đồng hành cởi mở của trẻ
Nhằm giúp trẻ hiểu rằng bên cạnh lợi ích mà môi trường trực tuyến đem lại, thì đâu đó vẫn tiềm ẩn những rủi ro, bạn có thể cởi mở trò chuyện với trẻ. Hãy để trẻ hiểu rằng ở độ tuổi của trẻ rất có thể sẽ mắc phải những lỗi lầm, nhưng điều đó không đáng trách khi trẻ nói ra và cùng nhau tìm cách giải quyết. Bạn hãy gây dựng niệm tin từ trẻ qua lời nói, hành động của mình để trẻ tin tưởng bạn và sẵn sàng kể cho bạn nghe những tình hướng phát sinh. Hãy quan tâm đến cảm xúc của con nhiều hơn, đặc biệt là khi thấy con buồn bực hoặc lén lút sử dụng điện thoại, máy tính.
Thêm vào đó, việc bạn cùng con cùng nhau thiết lập những quy tắc về việc sử dụng các thiết bị điện tử, thời gian sử dụng và thời lượng cũng giúp bạn dễ dàng có được sự đồng thuận của trẻ và giám sát việc trẻ sinh hoạt trên môi trường trực tuyến.
2. Sử dụng công nghệ để bảo vệ trẻ em
Một số bước mà bạn cần thực hiện để bảo vệ trẻ em khỏi những môi trường trực tuyến độc hại và bảo mật thông tin cá nhân của trẻ bằng cách sau:
- Sử dụng các phần mềm, chương trình diệt vi-rút
- Che kín webcam khi không sử dụng
- Cẩn thận với những tài nguyên học tập miễn phí
- Hướng dẫn trẻ không cung cấp ảnh, thông tin cá nhân cho người lạ hay các ứng dụng, phần mềm
- Bật các chế độ xem/ tìm kiếm dành riêng cho trẻ em
3. Dành thời gian để sinh hoạt trực tuyến cùng trẻ
Tính kết nối là vô cùng quan trọng khi trẻ phải dành nhiều thời gian trên các môi trường trực tuyến. Hãy dành thời gian cho trẻ để cùng sinh hoạt trực tuyến với trẻ với các hoạt động như:
- Gọi điện, gọi video cho ông bà, người thân, bạn bè
- Xem các bài tập thể dục để cùng nhau rèn luyện sức khỏe cho cả gia đình
- Cùng chơi game với trẻ
- Cùng xem những bộ phim phù hợp với trẻ
Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn có thể gắn kết với trẻ ngay tại môi trường trực tuyến.
4. Gợi ý các hành vi lành mạnh trên môi trường trực tuyến cho trẻ
Thúc đẩy và dõi theo những hành vi tốt của trẻ trên trực tuyến và trong các cuộc gọi video. Khuyến khích trẻ cư xử tử tế và tôn trọng bạn cùng lớp, chú ý ăn mặc và tránh tham gia các cuộc gọi video từ phòng ngủ.
Làm quen với các chính sách và đường dây nóng của nhà trường để trình báo hành vi bắt nạt trên mạng hoặc nội dung trực tuyến không phù hợp.
Trẻ em dành càng nhiều thời gian trên mạng, càng dễ tiếp xúc với nhiều quảng cáo về thực phẩm không lành mạnh, phổ biến định kiến giới hoặc chứa tư liệu không phù hợp với lứa tuổi. Giúp trẻ nhận biết các quảng cáo trên mạng và tận dụng cơ hội này để cùng trẻ phân tích những điểm không hay trong các thông điệp tiêu cực mà bạn bắt gặp.
Một trong những điều đáng lo ngại là khi trẻ sinh hoạt quá nhiều trên môi trường trực tuyến, khi quay trở lại với cuộc sống bình thường, trẻ sẽ bỡ ngỡ với những thói quen cũ.
Hãy khuyến khích trẻ duy trì những thói quen tốt ngay cả khi sinh hoạt, học tập trực tuyến như:
- Mặc quần áo nghiêm túc, ngồi học ngay ngắn trong một không gian yên tĩnh khi học tập trực tuyến
- Chào hỏi, cư xử tử tế và tôn trọng giáo viên cũng như các bạn trong lớp
- Giúp trẻ nhận biết những thông tin, bài viết trên mạng xã hội nào là không lành mạnh hay không phù hợp với trẻ em
- Phân tích cho trẻ những nguy cơ tiềm ẩn trên môi trường trực tuyến một cách cụ thể, dễ hiểu. Thay vì nói với trẻ rằng mạng xã hội là độc hại, bạn hãy chỉ ra đâu là những điểm độc hại trên mạng xã hội mà trẻ có thể gặp phải.
5. Để trẻ thỏa sức thể hiện bản thân và tận hưởng những điều hạnh phúc nhất
Đừng ngại ngần khi trẻ yêu thích một trò chơi, một chủ đề trên môi trường trực tuyến nếu đó là sở thích hay điểm mạnh của trẻ. Môi trường trực tuyến chính là nơi để trẻ dễ dàng tiếp cận đến những thông tin cập nhật, nhanh chóng và dễ dàng hội nhập.
Vai trò của gia đình là theo dõi những hoạt động trên môi trường trực tuyến của trẻ và kịp thời can thiệp với những tình huống ngoài ý muốn.
Hãy để trẻ thỏa sức sáng tạo, tìm cho mình những trải nghiệm mới và phát triển những kỹ năng cần thiết để làm chủ công nghệ trong tương lai.