Phỏng vấn nhà tâm lý học trẻ em Lilian Ithaka
Chúng tôi tìm hiểu về những vấn đề xảy ra của các gia đình thông qua các buổi trị liệu tâm lý từ đó đưa ra cách làm thế nào để nhà trường và cha mẹ có thể cùng nhau nuôi dạy một đưa trẻ khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần.
Lilian là một nhà tâm lý học trẻ em.
Cô đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các cá nhân, tổ chức.
Lilian là một nhà tâm lý hóm hỉnh, nhiệt huyết và đam mê mãnh liệt trong việc nêu lên tiếng nói của trẻ. Chúng tôi đã có một buổi trò chuyện với cô và các bạn có thể lắng nghe những chia sẻ bổ ích, thú vị của cô ấy nhé!
Có một sự kỳ thị đối với những người tìm đến chuyên gia tư vấn gia đình?
“Họ chỉ muốn trở thành một người cha mẹ tốt.”
Đó là những điều mà tôi cảm nhận được. Họ chỉ tìm đến người tư vấn gia đình như là một sự lựa chọn, phương án cuối cùng. Có thể họ cảm thấy ái ngại hoặc xấu hổ vì họ cảm thấy mình không thể nuôi dạy con của mình tốt. Khi họ đến cùng con của họ, điều đầu tiên mà tôi làm đó chính là gạt bỏ đi sự ái ngại và ngượng ngùng đó.
Tôi quan sát các hành động của trẻ một lúc và hỏi “Có một vài điều không hay đã xảy ra tại nhà của con đúng không? Cô biết đây là điều không hề dễ dàng. Nhưng chúng ta hãy cùng nhau thay đổi nó nhé.”
Tôi thường nói với các cha mẹ tìm đến tôi rằng họ cần can đảm hơn bằng cách tiếp cậ những vấn đề này. Việc mà họ làm bây giờ chỉ đơn giản là họ muốn nuôi dạy con cái một cách tốt hơn.
Một số biểu hiện của những đứa trẻ đang có những khó khăn hay vấn đề là gì?
Bạn hãy quan sát về tình hình sức khỏe về thể chất và tinh thần của một đứa trẻ cũng như sự phát triển về nhận thực của chúng. Khi bạn quan sát thấy trẻ trở nên hung dữ hoặc vẽ những bức tranh đen tối, mắc lỗi hoặc không biết các chia sẻ, giáo tiếp với mọi người xung quanh, có lẽ chúng ta cần tìm hiểu vấn đề hay phiền toái mà trẻ đang gặp phải. Nếu các hành động của trẻ nằm ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ hoặc thầy cô, thì việc đưa trẻ đến chuyên gia tâm lý là điều cần thiết.
Công việc của tôi có ý nghĩa gì?
Công việc của tôi là nói và đôi khi hành động thay mặt họ và là người biện hộ cho trẻ con, đứng ra bảo vệ trẻ. Vào thời điểm mà chúng ta trưởng thành, chúng ta cần có tiếng nói cho chính mình — bản ngã, bản sắc riêng của mỗi người. Trẻ em là người chưa thực sự trưởng thành, tâm lý non nót và rất dễ bị tổn thương. Tôi tin rằng công việc của mình là bảo vệ trẻ tốt nhất có thể.
Gia đình và nhà trường có thể cùng nhau hợp tác như thế nào?
“Cha mẹ thương giao con cái cho nhà trường và dường như không tham gia vào việc nuôi dạy trẻ tại trường, nhưng điều này sẽ không tốt cho sự phát triển của trẻ.”
Mỗi đứa trẻ đều là một cá thể khác biệt và chắc chắn giáo viên không thể tìm ra các phương pháp giảng dạy phù hợp 100% đối với từng trẻ. Người có thể thực hiện điều này không ai khác chính là cha mẹ của chúng. Chính vì vậy, việc gia đình và nhà trường kết hợp với nhau trong việc nuôi dạy trẻ là điều vô cùng cần thiết. Giáo viên hoàn toàn có thể hướng dẫn để phụ huynh dễ dàng hợp tác cùng nhà trường. Thêm vào đó, phụ huynh có thể thể hiện sự hỗ trợ của mình bằng việc chủ động quan tâm đến sự phát triển của trẻ, cung cấp cập nhật các thông tin cho trẻ, đặc biệt là trong thời gian nghỉ học để giáo viên có thể tiếp tục việc dạy dỗ trẻ.
Khi bạn nhìn vào sự phát triển của con mình, hãy nhìn vào môi trường gia đình cũng như môi trường học đường, vì cả hai đều có trách nhiệm nuôi dạy trẻ.
Những các hiệu quả nhất để tương tác với trẻ?
Đừng nghĩ về một chú voi màu hồng.
Tôi luôn khuyến khích giáo viên và phụ huynh đừng bao giờ sử dụng các từ “không phải” hoặc “không” vì não của trẻ sẽ không hiểu được. Ví dụ, khi tôi nói với bạn “Đừng nghĩ rằng voi màu hồng”, và bạn sẽ nghĩ gì? Bạn sẽ nghĩ về một con voi màu hồng!
Vì vậy, khi bạn nói với trẻ “Đừng chạm vào” thì bộ não của trẻ sẽ nghĩ đến việc “chạm, chạm, chạm”. Tôi đã đưa ra những hướng dẫn tích cực cho trẻ. Nệu bạn thấy một đưa trẻ đang đi về phía một đồ vật nguy hiểm mà bạn không muốn chúng chạm vào, bạn hãy nói với trẻ chạm nhẹ nhàng hoặc nói với trẻ đi về phía bạn vì bạn có một thứ khác hay ho hơn; chúng ta chỉ đơn giản là đánh lạc hướng trẻ.
Giao tiếp bằng mắt và gần gũi với trẻ hơn
Một lưu ý khi giao tiếp bằng ánh mắt là bạn hãy ngồi xuống để bạn và trẻ bằng nhau. Hãy cúi xuống để nghe trẻ nói chuyện.
Gần gũi với trẻ cũng là điều cần thiết. Thường thì khi ở nhà, cha mẹ có thể nghĩ là đó việc đang chơi cùng trẻ rồi, vẫn bận bịu làm việc nhà và trẻ vẫn không cảm nhận được sự thân thiết đó. Hãy gần gũi với trẻ hơn, cho trẻ cảm giác an toàn và hiểu rằng bạn là sẽ người luôn ở bên trẻ trong suốt chặng đường dài.
Việc gần gũi với trẻ không phải là việc bạn làm khi trẻ gặp khó khăn hay có vấn đề nào đó, mà đó nên là hành động hàng ngày và trở thành thói quen của bạn cũng như của trẻ.
Công nhận nỗ lực của trẻ hơn là thành tích
Sự khác biệt rất đơn giản khi bạn nói “Làm tốt lắm, con đã tìm ra cách hay đó!”. Nếu tôi muốn công nhận nỗ lực của trẻ, tôi sẽ hỏi thêm trẻ các câu hỏi như trẻ đã làm như thế nào, trẻ đã tìm ra cách này như thế nào?
Để đáp lại, trẻ sẽ nói cho tôi nghe về quá trình thực hiện của mình và tôi có thể khen trẻ về phẩm chất cũng như kỹ năng; hoặc sự kiên trì, không ngại thất bại, dám vượt qua khó khăn. Trẻ sẽ hiểu được rằng sự thành công không hẳn nằm ở kết quả, mà đó là cả quá trình phấn đấu, nỗ lực của trẻ.
Trân trọng cảm ơn cô Lilian về những chia sẻ thú vị!