Vận hành trường mầm non triển khai chương trình giáo dục cá nhân cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt
Việc tiếp nhận trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt tại trường mầm non không chỉ đòi hỏi sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, kinh nghiệm chuyên môn, mà nhà trường cần xây dựng kế hoạch vận hành khoa học, hiệu quả.
*Phần chia sẻ đến từ Cô Adda - Giám đốc Chương trình Giáo dục đặc biệt tại Hệ thống Giáo dục Joyous Kiddy Group, Malaysia.
Phát triển kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ giáo viên
Trước khi được phân công nhiệm vụ chăm sóc lớp dành cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt, giáo viên cần có thời gian được đào tạo về nghiệp vụ, kiến thức và quan sát lớp học từ 3 đến 6 tháng. Giáo viên không được phép thử dạy trong giai đoạn này.
Với chương trình giáo dục cá nhân dành cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt, 2 tuần đầu là giai đoạn để giáo viên và học sinh cùng nhau xây dựng lòng tin. Giáo viên sẽ trao đổi với phụ huynh để nắm được mục tiêu của họ với trẻ, động lực nào thúc đẩy trẻ hợp tác,... Giáo viên có thể dựa vào các yếu tố này làm cơ sở làm quen với trẻ.
2 tuần tiếp đó là thời gian giáo viên kiểm tra, xây dựng chương trình giáo dục cá nhân dựa trên trình độ của học sinh. Sau khi giáo viên và phụ huynh thống nhất, chương trình học dành cho trẻ sẽ được bắt đầu.
Sau 6 tháng triển khai chương trình giáo dục cá nhân dành cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt, sẽ có một buổi họp giữa nhà trường và phụ huynh nhằm phân tích sự tiến bộ của trẻ và nêu lên một số phương pháp không hiệu quả. Tại đây, giáo viên sẽ đưa ra những phương pháp khác để hỗ trợ trẻ và phụ huynh đưa ra phản hồi, yêu cầu về trẻ khi ở nhà trong quá trình học tập theo phương pháp giáo dục cá nhân.
Sau một năm học, sẽ có một buổi họp để trình bày về sự phát triển của học sinh và nếu trẻ cần tiếp tục học tập theo phương pháp giáo dục đặc biệt, một chương trình giáo dục cá nhân mới sẽ được xây dựng. Trong trường hợp trẻ sẵn sàng tham gia các lớp học hòa nhập, báo cáo này sẽ được trao lại cho giáo viên phụ trách lớp để tạo điều kiện cho trẻ học thử.
Xây dựng báo cáo học tập chi tiết cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt
Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt, báo cáo học tập là vô cùng quan trọng. Nhà trường cần tiết kiệm thời gian cho giáo viên trong quá trình này cũng như xây dựng các báo cáo chính xác, hiệu quả để đánh giá sự phát triển của trẻ.
Tại Joyous Kiddy Group, nhà trường sử dụng Phần mềm LittleLives để hỗ trợ giáo viên tiết kiệm thời gian trong việc xây dựng các báo cáo học tập, báo cáo đánh giá quá trình phát triển của trẻ. Thông qua các báo cáo này, phụ huynh dễ dàng thấy được những điểm tiến bộ của trẻ và những điểm trẻ cần cải thiện.
Mẫu báo cáo học tập được cá nhân hóa cho từng trường học sử dụng LittleLives
Nâng cao tương tác và xây dựng sự hợp tác với phụ huynh
Phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát hiện, chăm sóc và điều trị cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Tại Malaysia, khi phụ huynh đưa trẻ đến trường đăng ký nhập học, giáo viên luôn yêu cầu phụ huynh thực hiện đánh giá các mốc phát triển của trẻ và phân tích điểm mạnh, điểm yếu của con. Ví dụ, nếu trẻ có kỹ năng vận động yếu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trị liệu cho các chương trình can thiệp sớm thích hợp.
Trong quá trình triển khai giáo dục cá nhân cho trẻ, phụ huynh cần quan sát trẻ tại nhà và liên hệ với giáo viên ngay khi phát triển các biểu hiện bất thường của trẻ hay sự thay đổi hành vi từ trẻ.
Với kinh nghiệm hỗ trợ hơn 1500 trường học trong quá trình tương tác với phụ huynh, LittleLives hiểu được sự nhanh chóng, kịp thời và tính bảo mật là những yếu tố hỗ trợ nhà trường, phụ huynh chăm sóc, dạy dỗ trẻ:
Tại Joyous Kiddy Group, nhà trường sử dụng nền tảng LittleLives để cập nhật thông tin của trẻ tại trường đề phụ huynh. Phụ huynh ngay lập tức có thể nhận được thông tin của trẻ, quá trình học tập vui chơi tại trường. Thêm vào đó, phụ huynh cũng dễ dàng trao đổi đến nhà trường các hành vi và cảm xúc ở nhà của con. Với mục tiêu tôn trọng mọi sự phát triển và khác biệt của trẻ, phụ huynh sẽ chỉ xem được quá trình phát triển của con mình tại trường, tập trung vào con và xây dựng một môi trường học tập hạnh phúc, an toàn và hiệu quả.
Nhà trường, gia đình, giáo viên đều đóng vai trò quan trọng
Để mọi người hiểu được vai trò của mình cũng rất quan trọng. Thay vì nói những điều mà trẻ không thể làm, làm tăng sự căng thẳng không cần thiết, chúng ta có thể nói về những điểm mạnh của trẻ. Nếu bạn là một giáo viên hay nhà trị liệu, hãy đảm bảo bạn đang trao quyền cho phụ huynh, để họ hiểu đúng vai trò của mình và hai bên sẽ cùng nhau đồng hành.
Nhà trường sử dụng các mốc phát triển của trẻ để đo lường sự phát triển của trẻ. Từ đó, nhà trường biết được trẻ nổi trội về sự phát triển nào và cần chú ý cải thiện phần nào. Tại Malaysia, khi một người mẹ mang thai, họ sẽ nhận được tài liệu ghi chép các mốc phát triển của trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Không chỉ vậy, họ cũng cần điền đầy đủ danh sách kiểm tra khi trẻ đến bệnh viện. Điều này đảm bảo rằng phương pháp can thiệp sớm có thể thực hiện ngay khi phụ huynh hoặc bác sĩ phát hiện ra vấn đề.
Có rất nhiều phương pháp can thiệp mới, phương pháp giảng dạy mới được cập nhật mỗi ngày, vì vậy, nhà trường và phụ huynh hãy trau dồi thêm nhiều kiến thức để bạn có thể áp dụng tại trường cho học sinh của mình.
Sự can thiệp kịp thời giúp trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt được học tập, phát triển và có cơ hội hòa nhập tốt nhất. Giáo dục đặc biệt không chỉ giúp trẻ có thể sống và hòa nhập mà còn nâng cao nhận thức của xã hội, giúp cuộc sống công bằng và phát triển hơn.