Tiếng Việt

5 lời khuyên để dạy con mà không cần la mắng

Độ tuổi trẻ nhỏ từ 2 đến 3 tuổi đang học các biểu đạt cảm xúc và tiếp nhận cảm xúc của mọi người xung quanh. Do đó, cha mẹ cần dạy con cách gọi tên các cảm xúc đó và dạy con cách kiểm soát cảm xúc của mình phù hợp.

Ý thức độc lập của một đứa trẻ từ 2 đến 3 tuổi khiến chúng làm ngược lại điều cha mẹ nói. Nếu bạn nói "Đừng khóc" thì con sẽ hành động như thể con nghe cha mẹ nói "khóc". Để dạy trẻ con đúng cách trong giai đoạn này, bạn hãy thay đổi cách sử dụng từ ngữ của mình khi nói với con.

Bắt đầu từ 2 tuổi, con sẽ có nhiều sự thay đổi về trí tuệ lẫn cảm xúc, giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh. Ở giai đoạn này, tính cách của trẻ cũng bắt đầu hình thành và nhận biết được cảm xúc của người khác. Tuy nhiên, do hạn chế về ngôn ngữ nên đôi khi trẻ không diễn tả hết được suy nghĩ và mong muốn của mình. Thêm đó, trẻ cũng dễ tức giận, nổi cáu hay khóc thét và không biết cách kiềm chế cảm xúc của mình. Đây được coi là "khủng hoảng tuổi lên 2". 

Chính vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu, học hỏi để nuôi dạy con 2 tuổi đúng cách. 

father-spending-time-with-his-baby-girl

Lờ đi những hành vi không mong muốn của con 

Trẻ có xu hướng lặp đi lặp lại các hành vi. Ví dụ con nói một điều gì đó khiến cha mẹ tức giận và có phản ứng khác bình thường, con sẽ tiếp tục nói điều đó nhiều lần nữa. Trẻ chưa đủ khả năng để hiểu đó là hành vi khiến cha mẹ tức giận và buồn. Trẻ chỉ lặp lại hành vi đó vì cảm nhận được phản ứng tức thì của cha mẹ thật thú vị.

Vì thế, hãy lờ đi những hành vi không tốt của con trong giai đoạn này. Khi trẻ thấy cha mẹ không phản ứng gì với những việc mình làm, trẻ sẽ mất đi sự hứng thú.

Nói với con những việc con có thể làm

Thay vì nói "đừng", bạn có hãy luôn nói với con những việc con nên làm. 

  • Thay vì nói "đừng chạy", bạn hãy nói "con đi bộ đi"
  • Thay vì nói "đừng la hét", bạn hãy nói "con nên nói nhỏ thôi"
  • Thay vì nói "không được uống nước lạnh", bạn hãy nói "trời rất lạnh, con nên uống nước ấm để giữ gìn sức khỏe"
    Ngôn ngữ tích cực giúp con thay đổi hành vi một cách nhẹ nhàng thay vì bị ngăn chặn những hành vi của mình.

Giao việc cho con

Vì trẻ đang có xu hướng tự lập nên hành động này của bạn sẽ giúp con có thêm những ý thức mới về bản thân. Đây là mẹo để giúp con hợp tác vui vẻ và khi con lớn lên, con sẽ tự nguyện làm việc nhà. Bất cứ các công việc mà con có thể làm, hãy cho con được tham gia. Bạn có thể cho con mở cửa khi đi vào nhà hàng, xếp gọn đồ chơi, gập khăn hay nhờ con tìm những món đồ quen thuộc trong siêu thị. Mặc dù việc này sẽ khiến mọi việc đôi khi lộn xộn hơn nhưng đó là cách giúp bạn nuôi dưỡng ý thức tự lập thay vì gạt con ra. 

loving-asian-couple-posing-couch-home-with-young-son-baby

Chia nhỏ những công việc phức tạp

Hành động này giúp con biết bắt đầu từ việc gì và từng bước để hoàn thành mục tiêu. Nếu trẻ không thực hiện theo, bạn có thể tương tác để tạo sự hứng thú với trẻ" "Mẹ quên cách đeo giày vào đâu rồi, con có nhớ không? Đeo vào mũi hay vào đầu nhỉ? Có có biết cách đeo giày vào chân không?"

Chỉ rõ và thừa nhận cảm xúc của con

Cha mẹ cần dạy con cách gọi tên cảm xúc. Ví dụ khi con tức giận, con sẽ không biết đây là cảm xúc tức giận. Bạn có thể nói với con "Tức giận là điều bình thường nhưng chắc chắn con không được đánh người khác." Thừa nhận cảm xúc của con giúp con hiểu và kiểm soát bản thân nhiều hơn. 

Trên đây là những lời khuyên giúp cha mẹ nuôi dạy con đúng cách trên con đường trở thành những đứa trẻ trưởng thành và hạnh phúc. Điều quan trọng là cha mẹ cần hiểu rõ được tâm lý hành vi của con và dạy con mà không cần la mắng hay tức giận!