Cây gậy và củ cà rốt?

Viết bởi Puspa Rani Sundarajoo, Giáo viên Tiếng Anh (Chuyên ngành Giáo dục Mầm non), Đại học Segi College Subang Jaya

“ Cây gậy ở đâu vậy”

Đây là lời mà bố mẹ của tôi đã quát lên khi tôi nhặt được cây gậy này khi tôi còn là một đứa trẻ. Ở mọi nơi trên thế giới, rất nhiều người lớn luôn quát mắng, thậm chí là chửi rủa, đánh đập trẻ em. Tuy nhiên dần dần, quan niệm về các hình phạt về thể xác và các mắng mỏ đã thay đổi. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự động viên tích cực sẽ giúp bé cải thiện hành vi hiệu quả hơn rất nhiều so với việc ép trẻ trưởng thành bằng các biện pháp mạnh.

Phương pháp tiếp cận “cây gậy và củ cà rốt” là một phương pháp kết hợp giữa phần thưởng và hình phạt để xây dựng hành vi tốt cho trẻ. Hãy tưởng tượng một người cưỡi một con la và treo một củ cà rốt và một cây gậy. Củ cà rốt chính là phần thưởng hay sự động viên tích cực và cây gậy chính là một hình phạt. Nếu được chọn lựa để tạo động lực cho chính mình, phần lớn mọi người chắc chắn sẽ chọn củ cà rốt phải không? Một người lớn cũng chọn cà rốt, vậy trẻ bạn hãy nghĩ xem trẻ em sẽ chọn cà rốt hay cây gậy?

Sự củng cố, động viên tích cực

“Điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống chính là tự do.”

Các ví dụ hữu hình về sự động viên tích cực như quà tặng, tiền hoặc một chuyến đi chơi mong muốn của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ không phải lúc nào cũng cần chi tiết khi họ muốn khen thưởng con mình. Điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống này chính là sự tự do. Phần thưởng có thể được trao bằng những lời khen ngợi, những cái ôm, vỗ về hay đập tay. Nếu bạn đưa ra những lời khen, động viên kịp thời và nhất quán, trẻ sẽ tự động hình thành những thói quen và hành vi tốt. Động viên, khen ngợi cũng là cách để các bé phân biệt giữa hành vi tốt và hành vi xấu mà không khiến bé áp lực hay ám ảnh, sợ hãi về những hình phạt cũng như tránh các trường bố trẻ có thái độ sợ sệt bố mẹ.

Động viên, khen gợi một cách tiêu cực

Trong một cuộc khảo sát gần tại về tình hình phạt học sinh bằng các hình phạt về thể xác ở trường học tại Malaysia chỉ ra rằng, 47% số phụ huynh ở Malaysia cho rằng các hình phạt về thể xác nên được thực hiện và chỉ 20% cho rằng không nên có các hình phạt về thể xác. 33% còn lại thì có ý kiến trung lập. Khảo sát cũng chỉ ra rằng những cha mẹ này cũng đã từng bị bố mẹ đánh khi còn nhỏ, và do đó, nhiều khả năng là họ sẽ thực hiện những hành vi tương tự với con cái của họ sau này. (Nguồn: Ho, K. (2019) “Malaysian parents split on corporal punishment in schools”)

Một số phụ huynh nói rằng “Khi còn nhỏ tôi cũng hay bị đánh đòn, và hình phạt đó cũng khá hiệu quả…”. Hình phạt có thể là một cách đơn giản nhất và nhanh chóng nhất để giảm bớt những hành vi không muốn của trẻ. Nhưng tại sao phải dùng đến đòn roi? Nhà hành vi học nổi tiếng B.F. Skinner khuyên rằng cha mẹ nên giảm bớt các hình phạt tiêu cực bằng các hình phạt khác như: tịch thu đồ chơi hoặc không được đi chơi vào dịp cuối tuần nữa.

Cân bằng cảm xúc cho trẻ

“Hãy để trẻ hướng ứng sự động viên, khích lệ và lời khen gợi của cha mẹ” — Dale Carnegie

 

Phần thưởng hiệu quả nhất cho trẻ là những lời khen chân thành. Giống như việc cha mẹ ngay lập tức khiển trách những hành động sai trái của trẻ, thì cha mẹ hãy nhanh chóng công nhận những hành vi tốt của trẻ.

Có rất nhiều cha mẹ không dạy dỗ trẻ theo hướng tích cực. Thay vào đó, họ nuôi con theo phương pháp độc đoán cùng những trận đòn roi.

Hãy nuôi dạy con của bạn một cách khoa học với những lời khen đúng lúc và lời động viên kịp thời.