Có nên cho trẻ tiền tiêu vặt?

Viết bởi Jenny Tai, 31 Tháng 1 năm 2019
Tôi đã tặng con mình chiếc ví đầu tiên khi còn bắt đầu học Tiểu học. Đó là một chiếc ví gấp ba. Con đã tự dán tên lên, tên trường tiểu học và thông tin liên lạc lên ví. 

Con "nóng lòng" muốn chiếc ví của mình của thêm nhiền tiền - trong tâm trí của cô bé có lẽ ngàn đầy những món đồ ăn vặt ngon, bút chì hay tẩy mà con có thể mua được.

Và tôi nghĩ đã đến lúc mình cần dạy con cách tiết kiệm và chi tiêu.

Tiền tiêu vặt dạy trẻ cách quản lý tài chính của mình

"Những sinh viên không được đào tạo về việc quản lý tài chính cá nhân thường gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính sau này. Vì vậy, các bậc cha mẹ cũng nên có thể hoạch hướng dẫn, tham gia vào các cuộc trò chuyện về quản lý tiền của con cái. Hãy để trẻ thực hành thay vì chỉ đưa ra lời khuyên."

Đó là lý do tại sao bạn nên để trẻ hình thành thói quen quản lý tiền bạc sớm bằng cách cho con một khoản tiền tiêu vặt. Thay vì cho con tiền hàng ngày, hàng tuần, hãy giám sát chi tiêu của con bằng cách cùng con lập một ngân sách chi tiêu cũng như tiết kiệm từ khoản tiền tiêu vặt đó.

Tóm lại: Cách tốt nhất để giúp con tự chủ về việc quản lý chi tiêu là cho con có những trải nghiệm thực tế dưới sự giám sát của bố mẹ. Hướng dẫn trẻ và để trẻ thực hành. 

Khi  bạn giao cho con trách nhiệm xử lý các chi phí hàng ngày (chẳng hạn như đồ ăn vặt tại trường), bạn đang trao quyền cho trẻ. Trẻ học cách lập kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm để mua những món đồ cá nhân - một kỹ năng cần thiết cho trẻ sau này.

Hãy thử mẹo này: Bạn có thể hướng dẫn trẻ điền vào quyển sổ chi tiêu cá nhân, số tiền mà con tiêu hàng ngày, giá của từng món đồ và con tiết kiệm được bao nhiêu. Các hình thức khen thưởng trẻ khi tiết kiệm như dán sticker, thêm thời gian vui chơi cũng giúp con có thêm động lực quản lý tài chính một cách thông minh.

Nên cho trẻ bao nhiêu tiền tiêu vặt?

Số tiền mà bạn cho con để tiêu vặt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như hoàn cảnh tài chính của gia đình, độ tuổi của con hay phạm vi mà con sẽ tiêu số tiền đó (đồ ăn sáng, đồ ăn vặt, phương tiện đi lại, sách, văn phòng phẩm,...). 

Dựa trên một cuộc khảo sát không chính thức của trường tiểu học của con tôi, mức trợ cấp trung mình hàng ngày cho con là 2.2 đô la. Điều này tương đồng với một cuộc khảo sát do DollarsAndSense thực hiện, ở Singapre, mức trợ cấp trung bình hàng ngày cho trẻ tiểu học là 2,25 đô la đến 3,10 đô la. 

 

Tiền trợ cấp hàng ngày và hàng tuần

Tiền tiêu vặt hàng ngày có thể chỉ phù hợp với độ tuổi tiểu học. Khi trẻ cho thấy trẻ có khả năng tự quản lý tiền của mình, bạn có thể chuyển sang trợ cập hàng tuần. Điều này giúp con học cách cân đối chi tiêu, độc lập hơn trong việc quyết định số tiền của mình sẽ dùng cho những mục đích gì. Ngoài ra, trẻ sẽ học được cách cân nhắc và đánh đổi (Tức là nếu một ngày nọ trẻ tiêu xài hoang phí, trẻ sẽ phải bù đắp bằng cách tiết kiệm hơn vào những ngày khác). 

Hãy thử mẹo này: Để tránh việc cho trẻ quá nhiều hoặc quá ít tiền, hãy tham khảo giá của các đồ ăn tại trường, các đồ dùng mà trẻ cần mua và cho trẻ một số tiền lớn hơn một chút. Nếu trẻ chỉ đủ chi tiêu cho việc ăn uống, trẻ sẽ không thể để dành tiền được. 

Lên kế hoạch tài chính cho riêng mình


Đôi khi nhiều cha mẹ chỉ tập trung vào việc cung cấp những điều tốt nhất cho con cái mà quên việc lập kế hoạch cho tương lai của chính mình.

Tương tự như việc bạn trao quyền cho con cái quản lý chi tiêu, bạn cũng nên đặt ra một khoản phụ cấp cho chính mình.

Khi lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân, hãy nghĩ đến một bức tranh toàn cảnh: Hãy lập kế hoạch cho các vấn đề tài chính hiện tại và tương lai (chẳng hạn như chi phí học tập của trẻ) cũng như kế hoạch nghỉ hưu sau này.

Hãy thử mẹo này: Lập kế hoạch tài chính không phức tạp như bạn nghĩ. Trên thực tế, có rất nhiều công cụ điện tử hỗ trợ bạn quán lý chi tiêu cá nhân mà bạn có thể thử. 

Bắt đầu lập kế hoạch tài chính

Chắc chắn sẽ có nhiều người gặp khó khăn khi lập kế hoạch tài chính. Tôi vẫn nhớ con gái của tôi đã bối rối như thế nào khi lần đầu được tôi hướng dẫn về cách tiết kiệm và chi tiêu. Đột nhiên, tiền không còn là một điều trừu tượng với trẻ nữa. 

Tuy nhiên, con gái của tôi đã dần dần hình thành thói quen từng chút tiền kiệm tiền tiêu vặt của mình và đổ đầy được con heo tiết kiệm. Quản lý tài chính không còn khó khăn với cô bé nữa. Trên thực tế, con đã rất tự hào khi con heo đất của mình đang trở nên nặng hơn mỗi ngày.

Nếu trẻ có thể quản lý tiền tiêu vặt của mình, bạn cũng có thể làm được. Ở độ tuổi từ 20 đến 30, khi bạn chưa có quá nhiều đầu mục cần chi tiêu thì đây là thời gian lý tưởng để bạn học cách tiết kiệm sau này. Thêm vào đó, việc tiết kiệm và đầu tư khi còn trẻ cũng giúp bạn học cách phát triển các khoản đầu tư sinh lợi.

Hãy thử mẹo này:  Hãy thiết lập danh sách những điều mà bạn dự định thực hiện khi có con, khi con đi học đại học hay khi bạn nghỉ hưu. Đó là cách giúp bạn sớm chuẩn bị cho những kế hoạch lâu dài.

Khi những đứa trẻ đã trưởng thành, bạn xứng đáng được sống chậm lại và tận hưởng những điều tuyệt vời trong cuộc sống. Hãy bắt đầu quản lý chi tiêu và tiết kiệm để cho bản thân và gia đình trong tương lai.