Tiếng Việt

Các mục tiêu chương trình giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non ngày càng được chú trọng và nâng cao chất lượng về các yếu tố như cơ sở vật chất, môi trường học tập, chương trình giáo dục, học phí. Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục là Chương trình giáo dục mầm non. Chương trình giáo dục mầm non sẽ quyết định đến việc hình thành nhân cách của trẻ, tâm lý và thái độ sống; trở thành nền tảng vững chắc trong hệ thống giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Trong giai đoạn phát triển vàng của trẻ, trẻ cần có cơ hội được phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, nền tảng phát triển nhân cách, và kiến thức để chuẩn bị bước vào lớp 1.

Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non là gì?

Phát triển thể chất

Nhằm mục đích nâng cao tinh thần rèn luyện sức khỏe, tạo cơ hội để trẻ tham gia các hoạt động tập thể mang tính cộng đồng vừa giúp trẻ phát triển nhận thức, tư duy; vừa giúp trẻ khỏe mạnh, nâng cao thể thực.

Một trong những vấn đề mà rất nhiều phụ huynh gặp phải là trẻ ngày nay có xu hướng lười vận động, thích sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, TV. Đối với chương trình giáo dục mầm non, trẻ sẽ có cơ hội được học tập và vui chơi trong một môi trường năng động và lành mạnh hơn. Trẻ được tham gia vào các hoạt động cùng bạn bè, giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, cải thiện cân nặng và chiều cao.

Phát triển nhận thức

Trong giai đoạn phát triển vàng của trẻ, trẻ cần có sự dạy dỗ bài bản, đúng cách từ giáo viên và phụ huynh. Với lứa tuổi mầm non, phát triển nhận thức cho trẻ tập trung vào 3 lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, khám phá xã hội và làm quen với Toán học.

Trên cơ sở này, chương trình giáo dục mầm non xác định 5 mục tiêu chính trong việc phát triển nhận thức của trẻ:

  • Khơi gợi trí tò mò, niềm yêu thích, đam mê khám phá mọi sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh
  • Hướng trẻ đến tinh thần tự giác học hỏi, tự tìm cách giải quyết vấn đề đơn giản theo chiều sâu và theo nhiều hướng khác nhau
  • Giúp trẻ biết cách thể hiện ý hiểu và suy nghĩ của mình thông qua cử chỉ, lời nói, hành động…
  • Trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản như khái niệm về Toán Học, những hiểu biết đơn giản về con người hay sự vật, hiện tượng xung quanh
  • Tạo cơ hội để trẻ thực hành dựa trên những bài học liên quan và khơi gợi khả năng phản biện, đặt câu hỏi,..

Việc tạo môi trường để trẻ có thể tiếp xúc với một môi trường giáo dục hiện đại là cách nhanh chóng để giúp trẻ hình thành và phát triển kỹ năng: kỹ năng quan sát, kỹ năng nhận diện vấn đề, kỹ năng so sánh, kỹ năng phản biện,..

Phát triển ngôn ngữ

Phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là phương tiện để trẻ bày tỏ, trao đổi và giao tiếp với nhau trong học tập, vui chơi và cuộc sống hàng ngày. Thông qua các hoạt động dạy học nhằm phát triển ngôn ngữ, trẻ sẽ phát triển cách nói chuyện một cách mạch lạc, rõ ràng hơn.

Ngôn ngữ là phương tiện để trẻ phát triển toàn diện về đạo đức, tư duy nhận thức và chuẩn mực hành vi. Thêm vào đó, ngôn ngữ góp phần đào tạo trẻ trở nhành con người hoàn thiện, trở thành một công dân toàn cầu.

Phát triển tình cảm – xã hội

Ở độ tuổi mầm non, trẻ thường hay tập trung quan sát và để ý đến thái độ và hành động của người lớn. Trẻ rất cần được quan tâm và để ý tới tình cảm của ba mẹ và giáo viên và cần được hướng dẫn một cách phù hợp. Nhà trường cần hướng dẫn để trẻ hiểu đâu là những điều nên làm, đâu là những điều không nên làm. Bằng nhiều hoạt động khác nhau tại trường, giúp viên giúp trẻ có ý thức hơn, nhận biết và thể hiện cảm xúc phù hợp; phát triển các hành vi và quy tắc ứng xử xã hội.

Một số nội dung chính trong mục tiêu phát triển tình cảm - xã hội:

  • Phát triển tình cảm cho trẻ mầm non. Giúp trẻ nhận thức về bản thân; nhận biết và thể hiện cảm xúc phù hợp; xây dựng tình cảm với con người, thiên nhiên, sự vật hiện tượng xung quanh.
  • Phát triển kỹ năng xã hội. Giúp trẻ xây dựng hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt gia đình, môi trường lớp học.

Việc phát triển tình cảm - xã hội giúp trẻ có ý thức hơn, xây dựng thái độ và hành vi tốt, hạn chế các hành vi lệch lạc, sai trái.

Phát triển thẩm mỹ

Giáo dục thẩm mỹ có mối liên hệ chặt chẽ với giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ và thể chất:

  • Phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp. Cung cấp và làm giàu ấn tượng xung quanh cho trẻ, trên cơ sở đó phát triển tri giác thẩm mỹ của trẻ,
  • Hình thành xúc cảm thẩm mỹ: Giúp trẻ có khả năng biểu đạt qua các hình thức hoạt động nghệ thuật. Phát triển ở trẻ năng lực xúc cảm thẩm mỹ, khơi gọi tính tò mò và hứng thú với nghệ thuật. Đây là bước đầu để gia đình và giáo viên khám phá ra thị hiếu nghệ thuật của trẻ, thậm chí là khả năng tiềm ẩn về nghệ thuật của trẻ.

Lợi ích của việc đánh giá chương trình giáo dục mầm non

Là một trong bốn giai đoạn để phát triển chương trình bao gồm: thiết kế ý tưởng, xây dựng, thực hiện chương trình. Việc đánh giá chương trình giáo dục mầm non thì có rất nhiều yếu tố để đánh giá; phương pháp, chức năng, nghề nghiệp giáo viên, chất lượng.., cần mang tính khách quan và thực sự cầu thị, tránh trường hợp suy diễn chủ quan theo cảm tính cá nhân.

Với khung chương trình giáo dục mầm non cố định, từng giáo viên và nhà trường sẽ có các hình thức triển khai và thay đổi để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Qua việc thiết kế ý tưởng, xây dựng và thực hiện chương trình, nhà trường có cơ hội quan sát và đánh giá hiệu quả của chương trình để từ đó cải thiện chất lượng dạy và học.

Với vai trò là đơn vị cung cấp các giải pháp cho trường mầm non, LittleLives - Phần mềm quản lý trường học được khuyên dùng bởi Vụ Mầm Non Singapore, LittleLives tối ưu hóa các công việc hành chính của nhà trường, công việc tương tác với phụ huynh để có thêm thời gian trong việc nuôi dạy trẻ.

Phần mềm LittleLives có sự hiện diện mạnh mẽ tại 10 quốc gia bao gồm Singapore, Việt Nam, Trung Quốc, Canada, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Campuchia và Brunei.

>>> Xem thêm:

Lựa chọn phần mềm quản lý trường học nâng cao trải nghiệm khách hàng