Tiếng Việt

Quản trị rủi ro nhân sự cho trường mầm non

Dịch bệnh khiến Giáo dục nói chung và Trường mầm non nói riêng gặp phải rất nhiều khó khăn về tài chính, nhân sự, chương trình dạy học, kế hoạch trong tương lai. Phục hồi và phát triển trường học trong giai đoạn bình thường mới chắc chắn là mục tiêu chung của ngành Giáo dục.

Tiếp nối các chủ đề trong chuỗi Tọa đàm "Mầm non vững vàng bước tiếp trong mùa dịch", LittleLives đã tổ chức thành công buổi tọa đàm thứ hai với chủ đề "Quản trị rủi ro nhân sự trong trường mầm non và Chuẩn bị tâm thế cho trẻ tới trường". 

Hãy cùng LittleLives điểm lại những nội dung chính được chia sẻ trong buổi tọa đàm nhé!

(Bài viết được LittleLives tóm tắt do Ms. Nguyễn Thúy Uyên Phương trình bày trong Tọa đàm "Mầm non vững vàng bước tiếp trong mùa dịch".) 

Giữ chân giáo viên trong thời gian dịch bệnh

building-strong-team-wooden-blocks-with-people-icon-blue-background-human-resources-management-concept

Dịch bệnh kéo dài khiến trường gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, kéo theo những khó khăn của giáo viên khi không có lương hoặc không được trả đủ lương. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên khi nhà trường quay trở lại, việc giữ chân giáo viên là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Để giải quyết những khó khăn chưa từng có tiền lệ này, rất nhiều giáo viên mầm non bắt buộc phải thích nghi bằng những công việc khác, thậm chí là lao động chân tay. Hơn thế nữa, một trong những vấn đề vô cùng quan trọng liên quan đến chất lượng giáo dục là, liệu sau khi trường mầm non được vận hành trở lại, có bao nhiêu phần trăm giáo viên sẽ quay lại với nghề và làm thế nào để thu hút nhân tài, đội ngũ giáo viên có chuyên môn, trình độ cao? 

Động lực để nhân sự cống hiến với nghề

Có hai nhóm động lực chính ảnh hưởng đến tâm lý và quyết định của nhân sự mà nhà trường cần lưu ý khi xây dựng các chính sách cho nhân sự, bao gồm: Động lực vật chất (tiền lương, chính sách phúc lợi,...) và động lực tinh thần (môi trường làm việc, mối quan hệ với quản lý, mối quan hệ với đồng nghiệp, mối quan hệ với khách hàng/phụ huynh, cơ hội được đào tạo phát triển, triết lý giáo dục tại trường...)

Nhìn chung, động lực vật chất sẽ giúp nhân sự không bất mãn và nếu thiếu vắng yếu tố này, nhân sự sẽ dễ dẫn đến không hài lòng với công việc. Tuy nhiên, để nhân sự cảm thấy thực sự hạnh phúc, luôn tâm huyết và gắn bó với nghề thì cần đến động lực tinh thần.

Đó là lý do nhà trường cần quan tâm và cân bằng hai yếu tố này để duy trì nhân sự tại trường và thu hút nhân tài, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Nếu nhà trường thu hút nhân sự chỉ bằng động lực vật chất thì khi gặp phải những thời điểm khó khăn như hiện nay, họ sẽ trở thành những người đầu tiên "rời bỏ" bạn.

"Giá trị văn hóa, giá trị tinh thần, giá trị bản thân giúp nhà trường thu hút nhân tài và gắn bó với nghề.  Nếu một cán cân động lực bị thụt giảm, hãy cố gắng bù đắp bằng cán cân còn lại."

"Mọi trường mầm non trong giai đoạn dịch bệnh chắc chắn đều phải đối mặt với quyết định cắt giảm lương của giáo viên. Trước khi đi đến quyết định đó, tôi thực hiện các khảo sát để nắm rõ từng khó khăn cá nhân của từng nhân viên trong trường, nói chuyện với từng nhân viên để tìm hiểu tình hình. Chính hành động này giúp giáo viên hiểu được sự trân trọng của nhà trường với giáo viên. Trong quá trình dịch bệnh, nhà trường và ban lãnh đạo thực hiện các buổi gặp mặt hàng tháng với nhân viên với rất nhiều chủ đề: làm thế nào để thích nghi và duy trì năng lượng tích cực, các chủ đề về đời sống cá nhân,.. để nhân sự cảm thấy nhà trường luôn quan tâm và đồng hành cùng họ."

Nâng cao quy trình tuyển dụng, lựa chọn giáo viên

fingers-note-report-journalist-filling

Thế hệ giáo viên trẻ

Để thích ứng với nhóm giáo viên trẻ, nhà trường cũng cần thay đổi chính sách nhân sự hiện tại. Công sức xây dựng văn hóa trường học và chính sách nhân sự tỷ lệ thuận với sự gắn bó, đồng hành của nhân sự với nhà trường. Hành trình này đòi hỏi nhà trường bỏ công sức và nỗ lực lớn để gặt hái được "trái ngọt". 

Đảm bảo quy trình tuyển dụng nhân sự kỹ lượng, chất lượng

Trong quá trình tuyển dụng nhân sự mầm non, nhà trường cần tiến hành một cách kỹ lưỡng để cả hai bên hiểu rõ về nhau. Việc nhà trường không chú trọng các tiêu chí tuyển dụng sẽ dễ dẫn đến các hậu quả như giáo viên nghỉ việc sau khi được đào tạo, giáo viên không gắn bó với nghề hay không phù hợp với môi trường trường học,.. 

"Năng lượng cao hơn năng lực."

Một trong những điều quan trọng khi tuyển dụng giáo viên mà nhà trường cần lưu ý là năng lượng của giáo viên, năng lượng tích cực, tư duy, niềm yêu thích trẻ, có trách nhiệm với công việc. Nhà trường cũng cần chia sẻ rõ với giáo viên những điểm mạnh, điểm yếu của mình để chuẩn bị tinh thần hội nhập cho nhân sự. 

Đào tạo nhân sự và Quản trị tài sản tri thức

Mỗi trường học có một chính sách đào tạo nhân sự khác nhau nhưng nhìn chung, hoạt động đào tạo không chỉ giúp nâng cao năng lực cá nhân của nhân sự mà còn giúp nâng cao năng lực chung của tổ chức. Chính vì vậy, Quản trị tài sản tri thức là vô cùng quan trọng. Các cấp quản lý cần tạo điều kiện để năng lực cá nhân của nhân sự được thể hiện, đóng góp cho tài sản tri thức chung của nhà trường. 

Ví dụ, để cụ thế hóa tài sản tri thức, nhà trường cần xây dựng quy trình tích lũy, chương trình, phương pháp giáo dục cụ thể, hướng dẫn chi tiết từng tiết học, cách xây dựng công cụ dạy học,... 

planning-risk-strategy-business-businessman-gambling-placing-wooden-block-tower

"Kế thừa và tích luỹ tài sản tri thức giúp nhà trường chủ động trong việc đào tạo và tuyển dụng nhân sự trong ngành giáo dục mầm non đồng thời giúp phụ huynh an tâm về chất lượng đội ngũ giáo viên."

 

Xây dựng văn hóa chia sẻ và hợp tác liên bộ phận

Với các buổi học về tâm lý trẻ, phương pháp giảng dạy, các nhân sự ở bộ phận tuyển sinh, marketing, hành chính cũng có thể tham gia. Từ đó, khi thiếu vắng giáo viên với những tình huống khẩn cấp, nhà trường vẫn có những phương án hỗ trợ phù hợp, chủ động và đảm bảo chất lượng học tập cho học sinh. Các bộ phận khác nhau hiểu được công việc của nhau giúp nội bộ trường học xây dựng tính kết nối, thống nhất và mang lại hiệu quả vận hành tối ưu.

Các đặc tính để xây dựng chương trình đào tạo cho đội ngũ giáo viên

Với đặc điểm về động lực học tập của giáo viên không đồng đều khiến chương trình đào tạo cần linh hoạt. 

Nguyên tắc "giọt dầu loang"

Thay vì xây dựng một kế hoạch đào tạo mang tính áp đặt hàng loạt, nhà trường cần xác định các yếu tố cần đào tạo chung ngắn hạn, các yếu tố đào tạo chuyên sâu dài hạn.  Với các đào tạo chung, nhà trường có thể thiết kế với tần suất thấp và thời gian ngắn hạn. Qua đó, nhà trường lựa chọn những hạt nhân tiên phong để đào tạo chuyên sâu, tạo ra những thay đổi tích cực trong lớp học, trường học. Những giáo viên này sẽ trở thành động lực lan tỏa giúp các nhân viên khác tự xây dựng động lực học tập trong tương lai.

business-teamwork-success-concept

Đào tạo mang tính chất hướng dẫn với từng hoạt động học tập nhỏ (micro-learning) giúp giáo viên dễ dàng bắt kịp và đạt hiệu quả cao hơn. Quy trình này vừa tiết kiệm thời gian, vừa giúp giáo viên cải thiện nhanh chóng kỹ năng, năng lực của mình. 

Trong giai đoạn cả nước dần bước vào giai đoạn bình thường mới, giáo dục cần sẵn sàng chuẩn bị kế hoạch quay trở lại, phục hồi và phát triển. Quản trị giáo dục tinh gọn chắc chắn là "chìa khóa" giúp nhà trường vận hành trong tương lai.

Thay mặt BTC Tọa đàm "Mầm non vững vàng bước tiếp sau mùa dịch", chúng tôi hy vọng rằng với những chia sẻ từ chuyên gia, nhà giáo dục mang đến tọa đàm, thầy cô và nhà trường sẽ có thêm những kinh nghiệm thực tế để áp dụng phù hợp cho trường học.