Lưu ý cho cha mẹ về bạo lực học đường, bắt nạt học đường

Bạn sẽ làm gì khi bạn nhận được một cuộc điện thoại kinh khủng từ nhà trường như sau:

"Chào anh chị, tôi là hiệu trưởng trường H."
"Tôi muốn thông báo về chuyện liên quan đến bé B, do chúng tôi nhận được những phàn nàn của rất nhiều phụ huynh về cháu..."

Năm 2019, một vụ bắt nạt học được từ một học sinh tiểu học lớp 5 đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận khi người chị của em học sinh này đã kể về của chuyện của chính người em của mình và xin lỗi người bị hại.

Sự việc này làm dấy lên một loạt câu hỏi khác:

"Điều gì đã dẫn đến tình huống đáng buồn này?"

"Cha mẹ của trẻ có quản lý trẻ không"

"Tại sao phụ huynh lại để cho con mình cư xử như vậy?"

Tuy nhiên, một thực tế là, rất nhiều bậc cha mẹ không thể để ý đến hành vi bắt nạt của con mình, đặc biệt đó là những hành vi ngoài gia đình.

Chắc chắn các bậc phụ huynh sẽ trải qua một cảm giác kinh khủng khi được thông báo con của mình là người có những hành vi bắt nạt, bạo lực với bạn bé vì không có cha mẹ nào muốn tin vào việc con cái của họ đang cố ý muốn làm hại người khác.

Để giúp con đi đúng hướng, sửa chữa những lỗi lầm mà mình gây ra, hãy kiềm chế những cảm xúc của mình và bắt đầu lên kế hoạch để hướng dẫn, đồng hành cùng con. 

Bắt nạt/ Bạo lực là gì?

photo-1596488773896-ac315f029d81

Bắt nạt học đường không giống với những cuộc đánh nhau, xung đột trong trường học. Đó có thể là một hành vi cố ý gây thương tích, làm tổn hại hoặc làm nhục học sinh khác về cả thể chất lẫn tinh thần, có thể xảy ra trong trường học, trên các trang mạng xã hội. Hành vi này thường lặp lại và để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Bắt nạt? Những đứa trẻ hay bắt nạt người khác?

Bắt nạt là một hành vi chứ không phải là một "dán nhãn". Việc gán cho trẻ là "kẻ bắt nạt" khó có thể khiến trẻ thay đổi. Tuy nhiên, hành vi thì có thể thay đổi được. 

Người lớn đang cố gắng giải quyết một hành vi bắt bạt của trẻ nên tránh việc "dán nhãn" cho trẻ là "kẻ bắt nạt". Khi chúng ta gọi trẻ là "kẻ bắt nạt", thì vô hình chung tất cả mọi người, gia đình, thầy cô giáo, bạn bè sẽ nghĩ rằng trẻ sẽ luôn là "kẻ bắt nạt".

Bắt nạt là một hành vi, chứ không phải là một danh tính.

 

Người lớn cần cân nhắc khi sử dụng những cụm từ "đứa trẻ hay bắt nạt" hoặc "đứa trẻ có hành vi bắt nạt", cả hai đều thể hiện chúng là trẻ em và chúng đã thể hiện một hành vi không nên, tiêu cực.

Trẻ em có hành vi bắt nạt cần chịu trách nhiệm về hành động của mình và đưa ra những lời xin lỗi thích đáng, nhưng điều quan trọng là phải tìm ra lý do mà trẻ làm như vậy. Người lớn có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ tạo ra những thay đổi tích cực, lâu dài bằng cách tìm ra nguyên nhân và giải quyết hành vi bắt nạt đó.

Tại sao trẻ có hành vi bắt nạt?

Mặc dù không có một nguyên nhân chính xác cho những hành vi bắt nạt của trẻ, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra có một số biểu hiện sau:

  • Có xu hướng ưa thích các hành vi bạo lực 
  • Có thái độ hung hăng với cha mẹ, gia đình, giáo viên và cả người lớn tuổi
  • Có biểu hiện thích kiểm soát hoặc thống trị người khác
  • Nóng nảy, bất đồng và dễ không hài lòng
  • Thường xuyên vượt quá các giới hạn và phá vỡ các nguyên tắc
  • Ít/ không thể hiện sự thông cảm với những người bị bắt nạt

Nếu bạn quan sát được những biểu hiện này ở con hoặc nghe mọi người cho rằng con đang có những biểu hiểu như vậy, hãy xem xét kỹ lưỡng.

Hành vi bắt nạt có thể thay đổi và thay thế bằng những hành vi tích cực hơn.



Đừng cảm thấy tuyệt vọng khi bạn phát hiện rằng con của mình đang có những hành vi bắt nạt người khác. Hãy luôn nhớ rằng bạn có thể thay đổi hành vi đó ki bạn giải quyết được cảm xúc, thái độ của con. 

Làm thế nào để giúp trẻ không có những hành vi bắt nạt nữa?

1. Gặp giáo viên của con

Hãy gặp giáo viên của con và lắng nghe quan điểm của họ. Điều này cũng cho phép bạn hiểu rõ hơn về những gì đã xảy ra trên lớp.

Duy trì tương tác với nhà trường cũng vô cùng quan trọng. Hãy đảm bảo liên lạc thường xuyên với giáo viên hoặc người quản lý một cách thường xuyên để bạn nắm được quá trình phát triển của con cũng như những thay đổi hành vi của mình. Bạn cũng nên chia sẻ với giáo viên những vấn đề hay thay đổi trong gia đình và cuộc sống của trẻ.

2. Ngồi xuống và trò chuyện với con

Nơi tốt nhất để nói chuyện với trẻ và khiến trẻ thoải mái có thể là căn phòng của trẻ.

Hãy nói thẳng về vấn đề mà bạn muốn nói, nhưng cũng hãy thể hiện rõ ràng với con rằng bạn sẵn sàng lắng nghe câu chuyện của với đứng dưới góc nhìn của con. Bạn có thể bắt đầu bằng "Hôm nay cô giáo của con có gọi điện cho mẹ và nói rằng con đã bắt nạt một bạn trong lớp. Mẹ không rõ mọi chuyện như thế nào và con có thể kể cho mẹ chuyện gì đã xảy ra được không?"

Không phải lúc nào trẻ cũng nhận ra được hành vi bắt nạt của mình. Trẻ có thể chỉ xem đó là "trò chơi, trò đùa" và không nhận ra hậu quả nghiêm trọng của nó đối với các bạn. Điều quan trọng là bạn cần để trẻ hiểu như thế nào là bắt nạt và hãy nhấn mạnh với trẻ những hành vi tiêu cực đó sẽ không được tha thứ.

3. Tìm ra nguyên nhân tại sao trẻ lại có hành vi này

Qua những cuộc trò chuyện cởi mở mà không phán xét, hãy tìm hiểu lý do tại sao con bạn lại cư xử như vậy. Bạn có thể hỏi con cảm thấy như thế nào, có có bị người khác làm các hành động tương tự hoặc khiến con cảm thấy không thoải mái không, hay con có áp lực với các bạn bè cùng lớp không. 

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà bạn có thể đặt các câu hỏi phù hợp, ví dụ như:

  • Con nói là rất nhiều bạn trong lớp cười về hành động mà con làm với bạn trong lớp. Vậy con nghĩ bạn ấy sẽ cảm thấy như thế nào?
  • Con sẽ cảm thấy như thế nào nếu có một bạn khác làm như vậy với con?
  • Con nói là con sẽ cảm thấy khó chịu khi bị trêu chọc. Con có thể nói kỹ hơn cho ba mẹ nghe được không?

4. Hãy chắc chắn đó vấn đề nằm ở hành vi của trẻ

Trong một số trường hợp, trẻ em bị rối loạn cảm xúc và gây ra những hành vi bị hiểu lầm thành hành vi bắt nạt. Đôi khi, bạn cần đến lời khuyên của các bác sỹ tâm lý trong những tình huống như vậy.

5. Đảm bảo trẻ chịu trách nhiệm với hành động của mình

Các hình phạt đối với trẻ chỉ hiệu quả khi trẻ nhận ra cái sai của mình và hiểu rằng mình cần chịu trách nhiệm cho hành vi đó. Tuỳ vào từng độ tuổi mà bạn cũng cần lựa chọn hình phạt hợp lý.

Chẳng hạn, nếu hành vi của trẻ là giật đồ chơi của bạn thì hình phạt có thể là trẻ sẽ bị tịch thu đồ chơi của mình.

Thêm một lưu ý, thời gian hình phạt cũng rất quan trọng. Nếu bạn phạt trẻ quá lâu và trẻ cảm thấy không thể thực hiện được, trẻ sẽ bỏ cuộc. 

Hãy cân bằng thời gian của hình phạt và hình phạt để đạt được hiệu quả cao nhất. 

6. Hướng dẫn trẻ những hành vi đúng đắn

Việc thay đổi hành vi không thể được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng; bạn cũng không thể mong trẻ trưởng thành sau một câu chuyện này. Điều quan trọng là bạn cần lên kế hoạch thực hiện từng bước với con, sau đó quyết định ai cần tham gia và những bước thực hiện.

Hãy để con cảm nhận được tình thương và sự nghiêm túc mà gia đình dành cho con.