Chia sẻ với cha mẹ phụ huynh về các vấn đề bắt nạt bạo hành tại trường học

Sự tổn thương về thể chất lẫn tâm hồn khi trẻ gặp phải những vấn đề bạo hành sẽ để lại những hậu quả lâu dài, thậm chí không thể xóa bỏ. Bạo hành hay việc trẻ bị bắt nạt tại trường khiến môi trường học tập trở nên thiếu an toàn và hạnh phúc.

Với tư cách là giáo viên hoặc các cấp quản lý tại trường, việc phòng tránh và xử lý các vấn nạn bạo hành hay bắt nạt lẫn nhau là vô cùng quan trọng. Và thật khó để bạn bắt đầu một cuộc trò chuyện để thông báo với phụ huynh rằng con của họ đang bị bắt nạt. Hoặc nhà trường nên phản ứng như thế nào trong trường hợp phụ huynh nói với bạn con của họ bị bắt nạt tại trường?

Bắt nạt ở học đường là gì? 

Trẻ em thường có các hành vi chọc ghẹo nhau hay chơi một số trò chơi mạnh tại trường. Các hoạt động này hoàn toàn bình thường và vô hại nếu được diễn ra một cách vui vẻ, thân thiên. Tuy nhiên, nếu các hành vi này là một chiều hoặc có chủ đích, ác ý, nó sẽ trở thành sự bắt nạt. Các hành vi đó có thể gây tổn thương sâu sắc đến trẻ khi sự việc xảy ra thường xuyên và liên tục.

 

Một nghiên cứu về việc Trẻ bị bắt nạt tại trường chỉ ra những biểu hiện của việc bắt nạt ở học đường:

Physical bullying: This includes fighting that can take the form of hitting, kicking, pinching, or pushing. In some cases, physical bullying may also include damage to a child’s personal property.
Bắt nạt về thể chất: Bao gồm các hành vi đánh nhau có thể xảy ra dưới các hình thức đánh, đá, cấu véo, cắn hoặc xô đẩy. Trong một số trường hợp, bắt nạt thể chất có thể bao gồm việc gây thiệt hại về tài sản cá nhân của trẻ.
Bắt nạt bằng lời nói: Một số trường hợp trêu chọc bằng lời nói, lăng mạ, đe dọa, nhận xét kỳ thị hoặc quấy rối trẻ.
Bắt nạt trên mạng xã hội: Thay vì quấy rối hoặc đe dọa trực tiếp, có những trường hợp xảy ra trên mạng xã hội khiến ảnh hưởng đến danh tiếng và vị thế xã hội của trẻ. Một số hành vi tẩy chay hoặc làm trẻ xấu hổ, tự ti.
Bắt nạt trực tuyến: Một số trường hợp xảy ra khi trẻ bị quấy rối, đe dọa trực tuyến qua các hình thức như văn bản, email, tin nhắn hoặc các bài viết mang tính tiêu cực, tuyên truyền thông tin xấu.

Dấu hiệu của trẻ bị bắt nạt

Nhà trường có thể gặp khó khăn trong việc theo dõi sát sao từng học sinh do số lượng học sinh trong lớp khá lớn. Chính vì vậy, vai trò phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng.

Việc giữ mối liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh thường xuyên - như cung cấp các thông tin cập nhật về lớp học, các hoạt động của con tại trường hay đầu mối liên hệ của giáo viên trong các trường hợp cần thiết. Điều này giúp gia đình và nhà trường sớm phát triển các hành vi bắt nạt.

Một số thông tin mà phụ huynh có thể cung cấp:

  • những thay đổi trong hành vi của con
  • những biểu hiện lo lắng, ít nói, trầm cảm hoặc ủ rũ của con
  • những thay đổi về khẩu vị hoặc sở thích của con mà nguyên nhân không xuất phát từ tình trạng sức khỏe
  • con có biểu hiện khóc, không muốn đi học hay vào lớp

Nhà trường có thể thực hiện một số khảo sát định kỳ để phụ huynh có cơ hội chia sẻ các thông tin của trẻ ở nhà, thái độ của trẻ về trường học, thầy cô và bạn bè. Phụ huynh sẽ cảm thấy nhà trường luôn có một thái độ cởi mở, chính sách minh bạch để bảo vệ và chăm sóc trẻ. Đặc biệt, việc trao đổi thông tin với phụ huynh giúp giáo viên nắm được những giai đoạn khó khăn mà trẻ có thể đang đối mặt để hỗ trợ và chăm sóc trẻ tốt hơn.

Nhà trường có thể sử dụng một phần mềm quản lý trường học, ví dụ như phần mềm LittleLives, cung cấp nền tảng giao tiếp trực tuyến cho phép nhà trường tạo các khảo sát, khảo sát định kỳ, gửi thông báo hay gửi tin nhắn hội thoại với phụ huynh. Việc liên lạc với phụ huynh trở nên nhanh chóng, dễ dàng và bảo mật. Với vai trò là một phần mềm công nghệ trường học, LittleLives khuyến khích bảo vệ mọi dữ liệu học sinh.

Thông báo với cha mẹ rằng con của họ đang bị bắt nạt

Đây thực sự là một thông tin nhạy cảm để thông báo với cha mẹ phụ huynh. Một trong những điều quan trọng là bạn cần đối diện với cảm xúc của các bậc phụ huynh để có cách thức thông cảm, biện pháp xử lý phù hợp.

Giải thích về hình thức hỗ trợ trẻ bị bắt nạt ở trường như thế nào

Điều này liên quan đến việc nhà trường sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích chính sách của trường học đối với vấn đề bắt nạt ở trường học, hỗ trợ và giúp đỡ học sinh - đối tượng bị tổn thương nhiều nhất trong các trường hợp này.

Một số bước mà nhà trường có thể thực hiện:

  1. Giúp học sinh giảm tối đa việc tiếp xúc với người đã bắt nạt mình để tránh tổn thương về mặt tâm lý
  2. Tiếp cận với học sinh đã bắt nạt trẻ và cha mẹ của huynh của bạn đó
  3. Tạo cơ hội để trẻ đã bị bắt nạt tiếp xúc với các bạn khác trong lớp
  4. Tổ chức các buổi học/ chương trình giảng dạy/ hoạt động chống bắt nạt tại trường học

Cuối cùng, các bậc cha mẹ đều muốn biết rằng con của họ đang được an toàn và cảm thấy an toàn ở trường. Vì vậy, mục tiêu của nhà trường là khiến phụ huynh an tâm về một ngày tại trường của trẻ và sẵn sàng đứng ra bảo vệ trẻ nếu các trường hợp bắt nạt xảy ra.