Dành những lời khích lệ, động viên cho trẻ trong dịp Tết Nguyên Đán

Commentary Piece

Tết Nguyên Đán, hay còn gọi là Tết Cổ Truyền là dịp lễ lớn nhất của dân tộc Việt Nam. Đây là thời điểm để mọi chúng ta quây quần bên bữa cơm gia đình, nhìn lại một năm đã qua và cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon đặc trưng cho ngày Tết.
I bought a bag of these little tangerines today. They are only slightly larger than golf balls.
Nguồn ảnh bởi Sharon McCutcheon / Unsplash

Trong không khí rộn ràng náo nức đó, mỗi người lại có những nỗi niềm riêng của dịp cuối năm.

Đặc biệt đối với các bạn trẻ, chúng ta cảm thấy Tết thật kỳ lạ vì đây như là một thời điểm nhìn lại năm cũ, tổng kết các kết quả đạt được.

Đối với cha mẹ, đây vô hình trở thành dịp để các bậc phụ huynh so sánh các con với nhau. Cho dù đây là những lời so sánh nhẹ nhàng thì đôi khi, nó cũng gây tổn thương đến người tiếp nhận, đặc biệt là các bé.  

Making an executive decision
Nguồn ảnh bởi Roland Samuel / Unsplash

Trong bài viết gần đây về việc giải quyết những lo âu trong dịp cuối năm, nhà tâm lý học lâm sàng Vyda S Chai tại Think Psychological Services đã chia sẻ rằng không phải ai cũng có thể sống theo kỳ vọng của mọi người đặt ra. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những căng thẳng và áp lực.

Sự khác biệt giữa kỳ vọng thực tế và kỳ vọng phi thực tế

Cha mẹ luôn mong muốn con của mình có được những điều tốt đẹp nhất, đạt được những ước mơ của mình mà đôi khi lại tạo nên những ước mơ của cha mẹ chứ không phải của trẻ.

Nguồn ảnh bởi Gabriel Tovar / Unsplash

Những kỳ vọng phù hợp được xây dựng dựa trên khả năng và thế mạnh của từng trẻ là cách để khuyến khích trẻ phát triển hơn. Những kỳ vọng đó giúp trẻ nhận thức rõ hơn về bản thân mình, tăng cường sự tự tin ở trẻ.

Nancy Rose, chuyên gia trong lĩnh vực nuôi dạy trẻ, tác giả của cuốn sách "Nuôi dạy đứa con mà bạn có - Không phải đứa con mà bạn muốn" (Raise the Child You've Got - Not the One You Want) chia sẻ:

"Hãy hỏi những đứa trẻ sống trong hoàn cảnh chưa đạt được kỳ vọng của cha mẹ, bạn sẽ cảm thấy rằng chúng chưa bao giờ cảm thấy đủ tốt hoặc cha mẹ của chúng có những kỳ vọng mà trẻ không thể đáp ứng được."

 

Có một quan điểm sai lầm mà rất nhiều cha mẹ mắc phải đó chính là việc nghĩ rằng những kỳ vọng không thực tế có thể khiến con giỏi hơn và thành công hơn.

Và đôi khi những kỳ vọng phi thực tế đó lại gây ra những tác động tiêu cực.

Những kỳ vọng phi thực tế khiến trẻ cảm thấy tự ti và thất vọng về bản thân. Khi trẻ không thể đạt được những mục tiêu do người lớn đặt ra, trẻ sẽ sinh ra nhiều nỗi sợ hay cảm xúc tiêu cực về bản thân mình. Rất nhiều trẻ sau đó bắt đầu không tiếp tục cố gắng nữa mà bắt đầu sống ngược lại theo kỳ vọng của gia đình.

Theo một nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Tâm lý Mỹ, những kỳ vọng quá cao và phi thực tế của cha mẹ đặt lên con cái sẽ gây nên nhưng ảnh hưởng đến kết quả của trẻ.

I was overwhelmed with the guilt of not living up to their expectations. Their reaction to the situation didn’t help either; it made things more distressing for me.

Mặc dù kỳ vọng của cha mẹ có thể giúp trẻ cải thiện kết quả học tập, nhưng những kỳ vọng phi thực tế hoặc quá cao có thể có hại cho trẻ.

 

Cha mẹ cần lưu ý kiểm soát những phản ứng của mình.

Cha mẹ nên phản ứng như thế nào khi trẻ gặp phải thất bại khiến bạn thất vọng? Đó có thể trở thành động lực để trẻ tiếp tục cố gắng nhưng cũng có thể khiến trẻ cảm thấy buồn hơn và thất vọng về chính bản thân mình.

Nguồn ảnh bởi Nour Wageh / Unsplash

Đừng bao giờ đổ lỗi cho trẻ và làm trẻ cảm thấy xấu hổ khi thất bại. Rất nhiều lời trách móc của cha mẹ khiến trẻ có cảm giác tội lỗi. Trẻ sẽ tự nghi ngờ về khả năng của bản thân cũng như những nỗ lực mà mình cố gắng để sau đó, trẻ sẽ chọn cách từ bỏ.

Hãy ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của trẻ, đặc biệt là khi trẻ thất bại. Hãy tin tưởng rằng con của bạn đã cố gắng hết sức mình và cho dù trẻ thất bại, thì trẻ vẫn xứng đáng nhận được sự ghi nhận từ gia đình. Điều này không chỉ động viên, khích lệ ý chí phấn đấu của trẻ mà còn giúp trẻ gạt bỏ bớt những áp lực mà chúng tự đặt lên bản thân để khiến cha mẹ và gia đình tự hào.

Đúng vậy, trẻ luôn cố gắng để khiến cha mẹ tự hào.

Vậy chúng ta nên làm gì?

Bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu về những thế mạnh và sở thích của trẻ. Hãy cố gắng quan sát những điều mà trẻ có thể làm tốt và những hoạt động yêu thích của trẻ thông qua các hành động hàng ngày của chúng.

Treasure hunt map
Nguồn ảnh bởi N. / Unsplash

Bạn cũng có thể trò chuyện với giáo viên để hiểu hơn về hoạt động trên lớp hay các hoạt động mà trẻ tham gia cùng bạn bè.

Và cuối cùng, hãy đặt ra những kỳ vọng phù hợp cho con của bạn, giúp bạn tìm ra những khả năng tiềm ẩn của trẻ. Bạn hãy xây dựng kỳ vọng dựa trên sự tôn trọng trẻ, tôn trọng sở thích, khả năng và ý kiến riêng của con.

Tết Nguyên Đán, dịp mà gia đình ngồi quây quần bên nhau, trò chuyện về một năm đã qua, bạn có thể dành những lời khen, động viên và những lời yêu thương dành cho trẻ trong những dịp này nhé!